Các nước thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) ký 16 thỏa thuận sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Bishkek, Kyrgyzstan dưới sự chủ trì của Tổng thống Sadyr Japarov.
Các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia SNG tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, ngày 13/10. |
Các nhà lãnh đạo tham dự cuộc họp của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia SNG tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, ngày 13/10. (Nguồn: Alpha news) |
Tham dự cuộc họp của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia SNG có Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko, Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Tajik Emomali Rahmon, Tổng thống Turkmenia Serdar Berdimuhamedov, Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev và Tổng thư ký Ban chấp hành SNG Sergei Lebedev.
Trước đó, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thông báo không thể tham dự cuộc họp do một số tình huống.
Các nhà lãnh đạo đã tiến hành nhiều cuộc họp theo cả diện hẹp và mở rộng, tập trung trao đổi quan điểm về các vấn đề hợp tác, phối hợp hành động hiện nay trong SNG.
Sau hội nghị thượng đỉnh, lãnh đạo các nước đã ký 16 văn kiện hợp tác, 4 trong số đó là hợp tác trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, hợp tác về các nguyên tắc quan hệ giữa các quốc gia trong một thế giới đa cực, về bảo vệ nhân quyền, về hỗ trợ và quảng bá tiếng Nga như một ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc.
Đáng chú ý là hai văn kiện liên quan đến lĩnh vực an ninh, trong đó có thỏa thuận về việc thành lập trung tâm quốc tế để đánh giá các rủi ro của việc hợp pháp hóa tiền thu được từ tội phạm và hoạt động tài trợ cho khủng bố cũng như về việc thành lập hội đồng điều phối SNG trong hoạt động pháp y.
Chức Chủ tịch luân phiên SNG năm 2024 sẽ được chuyển giao cho Nga và hội nghị thượng đỉnh tiếp theo sẽ được tổ chức tại Moscow vào ngày 8/10/2024.
Được thành lập năm 1991 với tư cách là một tổ chức khu vực dành cho các nước CH thuộc Liên Xô trước đây, SNG bao gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Nga, Tajikistan và Uzbekistan. Ukraine và Turkmenistan tham gia với tư cách thành viên liên kết. |
Sự hiện diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Bishkek đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ra phán quyết bắt giữ ông hồi tháng Ba vừa qua.
Trong chuyến thăm kéo dài 2 ngày, đại diện Nga và Kyrgyzstan đã ký kết 7 văn kiện hợp tác giữa hai chính phủ và các bộ, ngành của hai nước.
Đài CNN đưa tin Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề nghị dân biểu Cộng hòa Elise Stefanik làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc.
Bỉ và Iran đã tiến hành trao đổi tù nhân thông qua nước trung gian Vương quốc Hồi giáo Oman. Nhân viên cứu trợ Olivier Vandecasteele đã được trả tự do.
Triều Tiên nói ông Kim Jong-un đã xem ảnh chụp Nhà Trắng, Lầu Năm Góc cùng loạt tàu sân bay ở căn cứ Norfolk do vệ tinh Malligyong-1 gửi về.
Quân đội Israel cho biết Iran đã phóng tên lửa vào nước này tối 1-10. Truyền thông Iran cũng tung video tên lửa bay trên bầu trời Tehran.
Thiết bị tên lửa của Triều Tiên được phóng về phía Đông Bắc, từ khu huấn luyện của một đơn vị quân đội ở ngoại ô thủ đô Bình Nhưỡng.
Triều Tiên tuyên bố sẽ triển khai vũ khí mới và lực lượng mạnh hơn ở biên giới, chấm dứt thỏa thuận quân sự ký với Hàn Quốc năm 2018.
Tại Hội nghị ASEAN-Trung Quốc, Thủ tướng Malaysia nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hòa bình và ổn định hiện tại trong khu vực ASEAN, đồng thời củng cố khuôn khổ đa phương hiện có giữa hai bên.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đi thị sát khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt sau khi trực thăng quân sự giải cứu khoảng 5.000 người bị cô lập.