Sinh viên Việt Nam dự thi tìm kiếm công nghệ quan trắc cho sông Mekong

05:30 31/03/2023

Cuộc thi đưa ra nhiệm vụ cụ thể là phát triển công nghệ cảm biến đo xa để đo lường bốn chỉ số riêng gồm mực nước, lượng mưa, độ ẩm đất và chất lượng nước.

Sinh viên trường đại học Cần Thơ của Việt Nam trình bày với Ban Giám khảo về ý tưởng sáng chế của nhóm. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Chiều 30/3 tại thủ đô Vientiane, Lào, đã diễn ra cuộc thi tìm kiếm công nghệ hiện đại cho việc quan trắc sông.

Đây là cuộc thi dành cho sinh viên các trường đại học khu vực do Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) phát động nhằm phát triển các công nghệ bền vững và hiệu quả về chi phí để giám sát mực nước, lượng mưa, độ ẩm đất và chất lượng nước sông Mekong.

Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, tham dự cuộc thi có 14 đội đến từ 11 trường đại học thuộc 4 quốc gia thành viên MRC gồm Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, trong đó Việt Nam có 4 trường gồm đại học Thủy lợi, đại học Cần Thơ, đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội thuộc đại học Quốc gia Việt Nam.

MRC đang duy trì khoảng 250 trạm quan trắc theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến dòng sông lớn nhất Đông Nam Á bao gồm thủy văn, lượng mưa, chất lượng nước, sức khỏe sinh thái, nghề cá và hạn hán.

Tuy nhiên, hầu hết công nghệ quan trắc hiện nay phụ thuộc vào trang thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài - thường đắt đỏ và đôi khi lạc hậu.

Chia sẻ với phóng viên, ông Santi Baram, phụ trách Chiến lược và Quan hệ Đối tác của Ban Thư ký MRC, cho biết việc tổ chức cuộc thi là nhằm khuyến khích sinh viên trẻ của các trường đại học tại 4 nước thành viên cạnh tranh sáng tạo phát triển các công nghệ với kỳ vọng có thể tận dụng được một số công nghệ “cây nhà lá vườn” do các trường nghiên cứu, qua đó giảm bớt chi phí giám sát sông Mekong.

Sinh viên trường Đại học Thủy lợi của Việt Nam trình bày với Ban Giám khảo về ý tưởng sáng chế của nhóm. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Phát biểu khi phát động cuộc thi này vào tháng 10/2022, Tiến sĩ Anoulak Kittikhoun, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký MRC đã nhấn mạnh rằng, các giải pháp “cây nhà lá vườn” không chỉ có chi phí rẻ hơn, mà còn giúp phát triển năng lực chuyên môn địa phương và mang lại những lợi ích khác như thúc đẩy niềm tin rằng người dân Mekong có thể tự giải quyết các vấn đề của Mekong thông qua đổi mới, sáng tạo về công nghệ.

Cuộc thi đưa ra nhiệm vụ cụ thể là phát triển công nghệ cảm biến đo xa để đo lường bốn chỉ số riêng gồm mực nước, lượng mưa, độ ẩm đất và chất lượng nước.

Các bộ cảm biến này thường được lắp đặt trong các trạm riêng, hoặc ngoài trời trên các bờ sông, thường là ở các khu vực nông nghiệp.

Ứng cử viên tham gia cuộc thi sẽ thiết kế một trạm phù hợp với địa hình, vị trí, thời tiết và chức năng của trạm; trạm có thể hoạt động dựa vào năng lượng Mặt Trời; và có khả năng thu thập cũng như gửi dữ liệu đo từ xa từ trạm đến máy chủ theo thời gian thực.

Đến từ Đại học Cần Thơ, nơi có dòng sông Mekong chảy qua, em Nguyễn Lê Hồng Nhung, sinh viên năm thứ 4 của ngành nông nghiệp công nghệ cao, cho biết ý tưởng của nhóm em là muốn phát triển một hệ thống đo độ ẩm đất để giúp người nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long, cũng như nông dân vùng hạ lưu sông Mekong nắm được độ ẩm của đất và từ đó có thể quản lý tốt hơn đất đai của mình.

Theo em Nhung, giới trẻ hiện nay hoàn toàn có khả năng thiết kế được những hệ thống rẻ tiền hơn và có chất lượng tốt hơn sản phẩm trên thị trường.

Mang đến cuộc thi thiết bị có thể thực hiện giám sát chất lượng nguồn nước, mực nước, lượng nước mưa, sinh viên Virbora NY, đến từ Học viện Bách khoa Campuchia, cho biết sông Mekong đang đối mặt với nhiều vấn đề, vì vậy thế hệ trẻ các nước hạ nguồn sông Mekong cần tham gia giải quyết các vấn đề của dòng sông bởi sông Mekong chảy qua rất nhiều nước và là nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nước, tài nguyên cá và nguồn phù sa giàu dinh dưỡng, đem lại sự sống bền vững dọc theo hai bờ sông.

Đánh giá cao các ý tưởng đem đến cuộc thi, ông Santi Baram cho biết các sinh viên đã đưa ra nhiều ý tưởng thể hiện sự hiểu biết và rất sáng tạo, đặc biệt việc sống dọc theo sông càng giúp các sinh viên hiểu rõ hơn về những công nghệ cần áp dụng ở hạ nguồn sông Mekong.

Theo chương trình, các phần thuyết trình của 14 đội sẽ diễn ra trong hai ngày 30-31/3, từ đó chọn ra 4 đội chiến thắng dựa trên các tiêu chí gồm độ chính xác, độ bền, hiệu quả chi phí và tính đổi mới.

Lễ trao giải sau đó sẽ được tiến hành vào chiều 3/4. Sản phẩm của cả 14 trường sau đó sẽ được trưng bày tại trung tâm Hội nghị quốc gia Lào để lãnh đạo các nước MRC và quan khách tham dự Hội nghị cấp cao MRC thăm quan.

MRC cũng có kế hoạch sẽ phối hợp với các đội chiến thắng để triển khai các công nghệ của họ trên dòng Mekong./.

Có thể bạn quan tâm
Đi vào đường cấm bị nhắc nhở, đoàn xe đạp bao vây, đe dọa tài xế

Đi vào đường cấm bị nhắc nhở, đoàn xe đạp bao vây, đe dọa tài xế

15:30 27/09/2023

Phòng Cảnh sát Giao thông Công an TP Hà Nội cho biết, ngày 27/9, đơn vị tiếp nhận phản ánh qua Zalo đoạn clip ghi lại hình ảnh một đoàn xe đạp thể thao vi phạm giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, hướng ra Sân bay Nội Bài. Hình ảnh ghi lại cho thấy khoảng 20 người tạo thành 1 đoàn xe đạp lưu thông trên đường dành cho ô tô, cho phép di chuyển tốc độ 80km/h trở lên trên đường Võ Nguyên Giáp, hướng Sân bay Nội Bài. Kiến ThứcHình ảnh nhóm người đi...

Tổ chức khám bệnh miễn phí cho 5.000 nhà giáo, người lao động

Tổ chức khám bệnh miễn phí cho 5.000 nhà giáo, người lao động

21:00 12/07/2023

Vĩnh Phúc - Trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn ngành Giáo dục thường xuyên phối hợp với bệnh viện tổ chức khám bệnh miễn phí cho 5.000 cán bộ, nhà...

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

Ông Trần Duy Đông làm Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc

09:50 31/07/2024

Sáng 31/7, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức Kỳ họp thứ 17 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh khóa XVII để xem xét, quyết định công tác nhân sự thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Tại kỳ họp, các đại biểu HĐND tỉnh bỏ phiếu kín bầu Chủ tịch UBND tỉnh đối với ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy. Với số phiếu tán thành đạt 100% số đại biểu có mặt, ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc khóa XVII, nhiệm kỳ...

Sao CSGT không xử lý mạnh xe tự chế chở sắt, tôn trước khi chúng làm chết người?

Sao CSGT không xử lý mạnh xe tự chế chở sắt, tôn trước khi chúng làm chết người?

12:20 13/01/2024

Loại xe tự chế nghễu nghện chở theo những thanh sắt dài lại tạo ra thêm một đám tang trong ngày mưa rét 12/1. Cuộc đời của chàng trai người quận Thanh Xuân, Hà Nội đã dừng lại ở tuổi 22 tươi đẹp nhất sau khi xe máy của anh va chạm với chiếc xe này trên đường Trịnh Văn Bô (quận Nam Từ Liêm). Có tới 180 thanh sắt trần trụi dài đến 12 mét, phần lớn thò ra khỏi thùng xe! Khi có va chạm, những thanh sắt được chở kiểu đó nguy hiểm có kém gì đao kiếm....

Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Italy và Tòa thánh Vatican

Chủ tịch nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Italy và Tòa thánh Vatican

12:10 29/07/2023

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh dấu một mốc son mới trong quan hệ ngoại giao truyền thống 50 năm và 10 năm quan hệ đối...

Hơn 350 công nhân ngộ độc sau bữa ăn trưa

Hơn 350 công nhân ngộ độc sau bữa ăn trưa

02:50 15/05/2024

Hơn 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer tại Vĩnh Phúc bị ngộ độc sau bữa ăn trưa 14/5.

Đã khắc phục sự cố tàu hàng đâm biến dạng đường ray cầu Quay ở Hải Phòng

Đã khắc phục sự cố tàu hàng đâm biến dạng đường ray cầu Quay ở Hải Phòng

15:50 07/07/2024

Chiều 7/7, theo thông tin từ Chi nhánh Vận tải đường sắt Hải Phòng, sự cố cầu Quay đã được khắc phục, các tàu xuất phát và kết thúc tại ga Hải Phòng hoạt động trở lại. Khoảng 19h30 hôm qua, tàu vận tải hàng hóa BKS NB-6450 hành trình từ sông Lạch Tray vào sông Đào Hạ Lý 3km+200 (qua địa phận quận Lê Chân, Hải Phòng) va chạm vào cầu Quay tàu hoả. Vụ việc khiến cầu Quay bị lệch tim gối cầu khoảng 1m, gây lệch đường ray tàu hoả. Tàu NB-6450 bị bóp...

Hà Nội: Sẵn sàng nơi tạm cư hỗ trợ các nạn nhân sau 'thảm họa cháy'

Hà Nội: Sẵn sàng nơi tạm cư hỗ trợ các nạn nhân sau 'thảm họa cháy'

10:00 17/09/2023

Nhiều nhà hảo tâm đã chuẩn bị nơi tạm cư cho các nạn nhân trong 'thảm họa cháy' chung cư mini Khương Hạ vừa qua với mong muốn phần nào giúp đỡ những người gặp nạn sớm ổn định lại cuộc sống.

Lịch tựu trường và khai giảng của học sinh cả nước

Lịch tựu trường và khai giảng của học sinh cả nước

11:40 06/08/2024

Bộ GD&ĐT vừa ban hành khung kế hoạch năm học 2024-2025. Theo đó, lễ khai giảng vẫn được tổ chức vào ngày 5/9 như mọi năm. Để chuẩn bị cho năm học mới, Bộ yêu cầu các trường mầm non, phổ thông công lập tổ chức tựu trường sớm nhất trước khai giảng một tuần, tức ngày 29/8. Riêng khối 1 có thể sớm hai tuần, tức ngày 22/8. 'Khung kế hoạch năm học được Bộ GD&ĐT ban hành áp dụng với các trường công lập. Với khối tư thục, các trường được tựu trường sớm...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới