Dù nhiều trường học khát giáo viên, song sinh viên sư phạm hoặc chuyên ngành liên quan sau khi tốt nghiệp lại không mấy thiết tha xin vào trường công lập mà lại lựa chọn nộp hồ sơ vào các trung tâm tư nhân để dạy học.
Ngần ngại xin vào trường công lập
Tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm Ngữ văn, Võ Thảo Duy (SN 1996, TP Cần Thơ), đã từng nộp hồ sơ vào các trường công lập ở quê để tìm kiếm cơ hội đứng trên bục giảng. Tuy nhiên, khi được đề cập tới mức lương, Duy lại chùn bước và quyết định chọn một hướng đi khác cho mình.
“Tôi đã nộp hồ sơ vào các trường học với mong muốn sẽ trở thành một giáo viên. Dù có cơ hội được nhận sau phỏng vấn, nhưng khi được nghe về mức lương tôi có phần e ngại. Bởi tôi muốn tìm một công việc với mức lương ổn định để trang trải cuộc sống cũng như đỡ đần cho cha mẹ. Vì thế, tôi đã từ bỏ cơ hội được làm việc đúng chuyên ngành để theo đuổi công việc khác có thu nhập hấp dẫn hơn”, Thảo Duy chia sẻ.
Là cử nhân xuất sắc chuyên ngành Văn học, Lâm Trung Nhân (SN 2001, Bạc Liêu) cũng mong muốn được vào trường công lập dạy. Tuy nhiên, Nhân lại e ngại vì chưa có nhiều kinh nghiệm.
“Tôi cũng muốn đi dạy nhưng chưa có kinh nghiệm, cộng thêm chuyên ngành Văn học nên các kỹ năng sư phạm chưa nắm rõ. Trong khi đó, hiện tại sinh viên ra trường sẽ rất khó xin được việc trong môi trường giáo dục nên tôi đã nộp hồ sơ vào các trung tâm dạy học tư nhân để tích lũy kinh nghiệm”, Trung Nhân tâm sự.
Theo Trung Nhân, đây là sự lựa chọn hợp lý cho bản thân vì các trung tâm này là một trong những môi trường tiệm cận với giáo dục. Ngoài ra, Trung Nhân cũng đăng ký học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để tích lũy kiến thức liên quan.
Khác với các trường hợp trên, Nguyễn Thị Diễm My (SN 2000, An Giang) lại không mặn mà xin vào dạy học ở các trường công lập. Bởi theo My, với tấm bằng Cử nhân Văn học loại xuất sắc, nếu muốn vào trường công lập dạy thì vẫn cần bỏ thêm thời gian học các chứng chỉ bổ sung, chưa kể tỉ lệ cạnh tranh cũng cao.
“Tôi không tốt nghiệp đúng chuyên ngành nên nếu muốn xin vào các trường công lập chắc sẽ khó cạnh tranh với sinh viên sư phạm. Với lại, mức lương giáo viên ở trường học e là không thể đáp ứng được nhu cầu của bản thân nên vừa tốt nghiệp tôi đã nộp hồ sơ vào các trung tâm dạy học tư nhân”, Diễm My kể lại.
Dạy ở ngoài vẫn thu nhập ổn
Nộp hồ sơ vào một trung tâm dạy toán trí tuệ và kỹ năng sống trên địa bàn TP Cần Thơ, Diễm My nhanh chóng được nhận và hòa nhập vào công việc: “Trung tâm phỏng vấn rất dễ dàng, không yêu cầu tôi có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm hay thâm niên dạy. Vì khi vào trung tâm tôi sẽ được đào tạo. Cho nên, với tấm bằng xuất sắc tôi đã qua vòng phỏng vấn và được nhận ngay”.
Theo đó, Diễm My được thỏa thuận mức lương cứng là 6 triệu đồng/tháng. Nếu dạy đủ và dư buổi sẽ được tính thêm tiền. Không chỉ dạy ở trung tâm, nhờ giờ giấc khá linh hoạt nên Diễm My còn kiếm thêm được đầu lương khác nhờ làm gia sư bên ngoài. Kết quả là Diễm My có thu nhập gần 8 triệu đồng/tháng nhờ dạy ở trung tâm và làm gia sư. Với thu nhập này, trừ các chi phí sinh hoạt, Diễm My vẫn có dư.
Cũng xin vào dạy ở một trung tâm dạy tư nhân tại Cần Thơ, Trung Nhân đã được nhận khá dễ dàng, không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tại đó, Trung Nhân cho biết bản thân được trả mức lương khá ổn, không quá áp lực công việc.
“Lúc đầu chỉ dự định vào làm tích lũy kinh nghiệm nhưng khi vào tôi thấy thu nhập ở đó khá ổn đối với sinh viên mới ra trường. Tôi chưa có kinh nghiệm nên ban đầu chưa đứng lớp mà sẽ được đào tạo. Thời gian làm việc cũng thoải mái và không cần làm thêm các giấy tờ sổ sách. Cho nên, tôi có thể nhận lớp gia sư thêm bên ngoài”, Nhân nói.
Hiện tại, Trung Nhân đang vừa học thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm vừa dạy ở trung tâm và gia sư bên ngoài. Theo đó, thu nhập của Nhân vẫn dư dả để trang trải cuộc sống. Đồng thời, cũng tích lũy được thêm rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy.
Điểm chuẩn năm 2020, 2021, 2022 tất cả các phương thức xét tuyển của Trường Đại học Ngoại thương ổn định. Trong đó có giảm nhẹ ở một số ngành vào...
Trường Đại học VinUni tuyển sinh năm học 2024-2025 từ ngày 15/10 cách thức xét duyệt mới, đồng thời, mở thêm nhiều ngành học, chương trình học bổng.
Tuyển sinh vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 ở TP.HCM năm nay có nhiều điểm mới, phụ huynh lưu ý gì để chọn được chỗ học như mong muốn cho con?
Ninh Bình - Ngày 15.6 Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Ninh Bình đã chính thức công bố điểm sàn và điểm chuẩn vào lớp 10 năm học...
Năm 2024, có hai loại điểm cộng đối với thí sinh thi tốt nghiệp THPT đó là điểm ưu tiên và điểm khuyến khích.
Báo Lao Động cập nhật lịch tựu trường năm học 2023 - 2024 của 63 tỉnh thành trên cả nước.
Theo dữ liệu của Bộ Giáo dục và Văn hóa Indonesia, việc phục hồi ngôn ngữ khu vực đã được thực hiện tại 157 huyện hoặc thành phố ở 13 tỉnh và 39 ngôn ngữ khu vực đã được hồi sinh.
Đường cấm vượt, hàng dài xe ùn lại, chiếc xe tải lấn hẳn sang làn đường ngược chiều vượt lên hôm 1/1 tại Phú Hội, Đức Trọng.
Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội yêu cầu Phòng GDĐT quận Cầu Giấy kiểm tra, xác minh thông tin học sinh lớp 1 bị bỏ quên trên xe ô tô trong khi đi dã ngoại.