Sinh viên sư phạm bị 'treo' sinh hoạt phí

10:30 26/12/2023
Nhiều sinh viên của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho hay đã nhiều tháng qua không nhận được tiền hỗ trợ sinh hoạt phí.

Đã khó lại càng khó

Trần Phương Liên, sinh viên năm thứ hai Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết đã ký cam kết làm việc trong ngành giáo dục để được miễn học phí và nhận hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng sinh hoạt phí từ ngân sách.

Tuy nhiên sau đợt chi trả cho học kỳ I năm thứ nhất cách đây gần 1 năm, sinh viên này chưa nhận được thêm khoản hỗ trợ nào. Điều này gây khó khăn cho Liên vì gia đình em có hoàn cảnh khó khăn. "Chính vì lý do được hỗ trợ sinh hoạt phí nên em đã chọn vào trường sư phạm để đỡ gánh nặng kinh tế cho gia đình" - Liên cho biết.

Khó khăn của Trần Phương Liên cũng là tình cảnh chung của sinh viên nhiều trường sư phạm trên cả nước. Theo Nghị định 116, từ năm 2021, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 100% tiền học phí cùng 3,63 triệu đồng/tháng chi phí sinh hoạt.

Kinh phí này trích từ ngân sách của các địa phương, bộ, ngành, thông qua hình thức đặt hàng với các trường. Số chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm hằng năm do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định.

Chính sách này đã khiến nhiều sinh viên quyết định đăng ký học ngành sư phạm để giảm chi phí cho gia đình. Tuy nhiên trên thực tế, đến giờ các sinh viên sư phạm vẫn bị nợ khoản tiền hỗ trợ sinh hoạt phí này.

Lý giải việc nợ tiền sinh hoạt phí sinh viên, nhiều trường sư phạm cho biết thực tế này xuất phát từ việc đặt hàng đào tạo theo Nghị định 116 từ các địa phương và công tác phân bổ kinh phí còn nhiều vướng mắc.

Các địa phương không mặn mà đặt hàng do chính sách này quy định sinh viên sau khi tốt nghiệp phải công tác trong ngành giáo dục, nếu không phải bồi hoàn kinh phí.

Trong khi đó, lại không có cơ chế ràng buộc nào giữa sinh viên với địa phương. Ngoài ra, ngay cả khi sinh viên tốt nghiệp và quay về, các em vẫn phải thi tuyển viên chức theo các quy định của Bộ Nội vụ và chưa chắc trúng tuyển.

Sinh viên Đại học Sư phạm TP HCM trong giờ làm đồ án môn học. (Ảnh: TẤN THẠNH)

Nhiều vướng mắc

Báo cáo mới đây gửi Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho biết tỉ lệ sinh viên được địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ chỉ chiếm 17,4% so với số sinh viên nhập học và chiếm 24,3% so với tổng số sinh viên đăng ký hưởng chính sách.

Số sinh viên đăng ký hưởng chính sách là 30.807 người, trong khi số lượng các địa phương đặt hàng là 1.928 và giao nhiệm vụ là 5.563. Số địa phương thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng là 23/63 tỉnh, thành.

Như vậy, số sinh viên thuộc diện "đào tạo theo nhu cầu xã hội" và được ngân sách nhà nước cấp (thông qua Bộ GD&ĐT) chiếm tỉ lệ 75,7% so với số sinh viên đăng ký hưởng chính sách và 82,6% so với số sinh viên nhập học. Có thể nói phương thức đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên không được triển khai theo mức độ, hiệu quả như quan điểm chủ đạo của Nghị định 116.

Có 6 cơ sở đào tạo đã được các địa phương sở tại, lân cận đặt hàng nhưng chưa chi trả kinh phí, hoặc mới trả kinh phí một phần nhỏ, trong đó có 2 trường trọng điểm là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

Điều này ảnh hưởng kinh phí đào tạo, kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm và gây mất công bằng giữa các sinh viên sư phạm thực hiện theo cơ chế đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu và sinh viên sư phạm đào tạo theo nhu cầu xã hội.

Hằng năm, Bộ Tài chính chỉ giao khoảng 54% nhu cầu kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm của các cơ sở đào tạo giáo viên thuộc Bộ GD&ĐT. Vì vậy, kinh phí cấp cho sinh viên sư phạm luôn chậm so với kế hoạch đào tạo dẫn đến khó khăn cho cơ sở đào tạo giáo viên và sinh viên sư phạm.

Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng cho biết do sự phát triển không đồng đều, chênh lệch điều kiện nguồn lực, chính sách tài chính giáo dục giữa các địa phương dẫn đến nhiều địa phương khó khăn không đủ kinh phí để triển khai thực hiện đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu đào tạo giáo viên.

Cũng theo Bộ GD&ĐT, phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ cũng không thống nhất tại các văn bản quy phạm pháp luật. Sinh viên đặt hàng/giao nhiệm vụ/đấu thầu được chi trả kinh phí từ ngân sách địa phương nhưng sau khi tốt nghiệp có thể không trúng tuyển vào công tác trong ngành giáo dục của địa phương.

Thứ hai, việc chi trả kinh phí hỗ trợ cho sinh viên sư phạm từ địa phương khác đến học không phù hợp với quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, vì kinh phí địa phương nào thì chỉ dùng để bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.

Một bất cập nữa là nhu cầu tuyển dụng và đào tạo giáo viên gắn với việc cấp kinh phí cho sinh viên sư phạm nhưng không gắn với quyền được tuyển dụng, ưu tiên tuyển dụng sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp làm cho các địa phương e ngại trong việc bố trí kinh phí hỗ trợ nhưng không tuyển dụng được sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp.

Ngoài ra, UBND các tỉnh cũng chưa quan tâm chỉ đạo, tổ chức phân công cho các cơ quan trên địa bàn triển khai hướng dẫn, theo dõi và đôn đốc sinh viên sư phạm thuộc đối tượng đặt hàng đào tạo.

Sớm chi trả cho sinh viên

Trước khó khăn của sinh viên khi chưa được nhận hỗ trợ sinh hoạt phí, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội, cho biết trường phải làm công tác tư tưởng, động viên sinh viên để các em chia sẻ với khó khăn chung.

Với sinh viên diện chính sách, đặc biệt khó khăn, trường hỗ trợ trước một phần từ nguồn lực của trường. Dự kiến trong tuần tới, Bộ GD&ĐT có thể rót kinh phí hỗ trợ về. Khi có tiền, trường sẽ sớm chi trả cho sinh viên.

Địa phương đặt hàng theo nhu cầu

Trong tờ trình gửi Chính phủ mới đây về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, Bộ GD&ĐT đề xuất vẫn giữ phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng đào tạo sinh viên sư phạm.

Tuy nhiên Bộ GD&ĐT đề xuất không bắt buộc các địa phương phải thực hiện mà tùy theo điều kiện, nhu cầu của các địa phương thực hiện theo Nghị định số 32 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.

Bộ GD&ĐT cho rằng quy định này bảo đảm quy định rõ trách nhiệm ngân sách nhà nước phải bảo đảm kinh phí chi trả chính sách hỗ trợ cho sinh viên sư phạm theo phân cấp ngân sách.

Cơ sở đào tạo thuộc bộ, ngành trung ương thì ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí, cơ sở đào tạo thuộc các địa phương thì địa phương bố trí kinh phí thực hiện.

"Quy định này bảo đảm các sinh viên sư phạm sẽ được chi trả kinh phí theo đúng quy định của Luật Giáo dục 2019, không còn tình trạng sinh viên sư phạm không được hưởng hoặc chậm được hưởng chính sách hỗ trợ như hiện nay.

Đồng thời quy định này vẫn giải quyết được nhu cầu của các địa phương muốn đặt hàng tại các cơ sở đào tạo của địa phương hoặc các cơ sở đào tạo khác có chất lượng cao hơn" - Bộ GD&ĐT nêu rõ.

Hoãn thu học phí để giảm khó khăn

Đại diện Đại học Sài Gòn cho biết có gần 1.600 sinh viên trong 3 khóa đăng ký hưởng chính sách theo Nghị định 116. Ở mỗi khóa, trường đều gửi thông tin đến UBND, Sở GD&ĐT các tỉnh, thành nhưng hầu hết không phản hồi.

Hiếm hoi, năm 2021, chỉ Long An và Ninh Thuận thông báo đặt hàng 34 sinh viên. Các em này đã được chi trả học phí và sinh hoạt phí đợt 1 và sắp được trả đợt 2. Năm 2022 và 2023 có Long An đã gửi thông báo đặt hàng và đang thực hiện các bước tiếp theo để chi trả học phí và sinh hoạt phí cho các em.

Với số còn lại, nhà trường gửi đơn vị chủ quản là UBND TP HCM để giải quyết hỗ trợ. "Cả 3 năm qua, chúng tôi đều làm đúng quy trình nhưng hiện hơn 1.500 sinh viên chưa được nhận hỗ trợ"- đại diện Đại học Sài Gòn nói.

Hiện các trường làm nhiều cách để hỗ trợ sinh viên. Như tại Đại học Sài Gòn, trường hoãn thu học phí để sinh viên giảm bớt áp lực, đồng thời tiếp tục đề xuất đến cơ quan chủ quản.

Có thể bạn quan tâm
Người dân bất an sống trong cơn 'mưa thiên thạch'

Người dân bất an sống trong cơn 'mưa thiên thạch'

17:20 22/03/2024

Yên Bái - Hàng chục hộ dân ở thôn Kiên Lao, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên lo lắng khi nhà cửa bị nứt vỡ, cây cối trong vườn hư...

Tranh cãi chuyện người đàn ông đòi lại sính lễ sau cái chết của vợ sắp cưới

Tranh cãi chuyện người đàn ông đòi lại sính lễ sau cái chết của vợ sắp cưới

15:10 23/04/2024

Người đàn ông họ Lý (sống ở Hà Nam, Trung Quốc) và vợ sắp cưới quen biết nhau qua mai mối. Sau buổi xem mắt được 5 ngày, cả hai quyết định tiến tới hôn nhân. Ngay khi anh Lý đưa sính lễ trị giá 270 nghìn nhân dân tệ (khoảng 948 triệu đồng) cho bố mẹ cô gái, hai gia đình cùng nhau chuẩn bị tiệc đính hôn. Nào ngờ, ngay trước ngày đính hôn, vợ sắp cưới của anh Lý nhảy sông tự tử. Lý tiết lộ, sau khi đạt được thỏa thuận đính hôn với nhà gái, anh trở...

Nổ kinh hoàng ở nhà dân khiến ít nhất 1 người tử vong

Nổ kinh hoàng ở nhà dân khiến ít nhất 1 người tử vong

23:00 27/08/2024

Nghe tiếng nổ lớn phát ra từ nhà một người dân ở xã Tam Hợp (huyện Quỳ Hợp, Nghệ An), người dân xung quanh đến kiểm tra thì phát hiện ngôi nhà đã bị vụ nổ làm sập, bên trong có người tử vong.

Lai Châu: Vận động thành công đối tượng trốn truy nã ra đầu thú

Lai Châu: Vận động thành công đối tượng trốn truy nã ra đầu thú

19:40 15/06/2023

Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, đã vận động thành công đối tượng Vàng A Hờ, bị truy nã về hành vi vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản sau gần một năm lẩn trốn.

Chốt thời điểm xét xử phúc thẩm vụ 'chuyến bay giải cứu'

Chốt thời điểm xét xử phúc thẩm vụ 'chuyến bay giải cứu'

21:00 13/12/2023

Như VietNamNet đã đưa, ngày 20/12 tới đây, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét kháng cáo của 21 bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án 'chuyến bay giải cứu'. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan, TAND Cấp cao tại Hà Nội vừa có thông báo về việc thay đổi thời gian xét xử phúc thẩm vụ án 'chuyến bay giải cứu'. Theo đó, phiên tòa sẽ diễn ra vào ngày 25/12 tới. Thẩm phán Mai Anh Tài, Chánh tòa...

HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 2 đồ án quy hoạch ở TP Phú Quốc

HĐND tỉnh Kiên Giang thông qua 2 đồ án quy hoạch ở TP Phú Quốc

17:40 07/07/2023

HĐND tỉnh Kiên Giang đã thông qua dự thảo Nghị quyết Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng Khu dân cư làng nghề và Trung tâm xã Hàm Ninh...

Khai trừ ra khỏi Đảng Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò

Khai trừ ra khỏi Đảng Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò

00:10 04/06/2024

Ngày 3/6, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An họp phiên thường kỳ tháng 5 để xem xét, kết luận một số nội dung về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại thị xã Cửa Lò. Qua báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An nhận thấy ông Doãn Tiến Dũng - Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Cửa...

Học sinh lớp 6 không biết đọc thông viết thạo, giáo viên tiểu học sẽ bị truy trách nhiệm

Học sinh lớp 6 không biết đọc thông viết thạo, giáo viên tiểu học sẽ bị truy trách nhiệm

10:20 13/04/2024

Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Minh Hóa cho biết sẽ rà soát và kiểm điểm trách nhiệm của giáo viên tiểu học để tình trạng học sinh lớp 6 không biết đọc thông viết thạo.

Triệt phá đường dây trộm chó chuyên nghiệp ở Nghệ An

Triệt phá đường dây trộm chó chuyên nghiệp ở Nghệ An

22:50 14/04/2024

Phòng Cảnh sát hình sự Công an Nghệ An vừa phá thành công chuyên án triệt xóa ổ nhóm trộm hơn 2 tấn chó, được tổ chức chuyên nghiệp do các đối tượng mang nhiều tiền án, tiền sự thực hiện. Bước đầu lực lượng chức năng bắt giữ 3 người liên quan gồm: Nguyễn Văn Điều (SN 1978, trú tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An); Nguyễn Văn Duyệt (SN 2000) và Nguyễn Văn Cương (SN 1998) cùng trú tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Tang vật thu...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới