Nhóm sinh viên Trường đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM) đã chế tạo robot y tá có khả năng nhận diện khuôn mặt, nhằm hỗ trợ tình trạng quá tải ở các bệnh viện.
Nhóm gồm năm bạn sinh viên Trần Vũ Gia Huy, Lê Nguyễn Trọng Đức, Lê Hà Thanh (ngành kỹ thuật cơ điện tử), Nguyễn Thành Thơ (ngành quản lý công nghiệp) và Vương Đình Thiên (ngành điện tử - viễn thông) đã chế tạo robot điều dưỡng tích hợp AIoT và tự động điều hướng có tên Florence.
Bạn Trần Vũ Gia Huy cho biết nhận thấy tình trạng quá tải ở các bệnh viện, thiếu hụt nhân lực y tế ở Việt Nam nên nhóm muốn tạo ra robot để cải thiện sự tương tác và hỗ trợ tinh thần cho bệnh nhân.
"Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong thực tế có 20% y tá làm việc vượt khả năng, 30% lỗi phát thuốc do quy trình thủ công. Robot y tá Florence được thiết kế với các tính năng như tự động điều hướng, giao tiếp bằng giọng nói và thu thập dữ liệu bệnh nhân, giúp hỗ trợ bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị.
Robot được cấu thành từ các bộ phận cơ khí và điện. Về phần cơ khí nhóm sử dụng khung thép và phần vỏ nhựa, phần điện bao gồm các vi điều khiển, máy tính nhúng cùng các loại động cơ để robot di chuyển và cảm biến để tự động điều hướng, tránh vật cản" - Gia Huy nói.
"Robot được nhóm mô phỏng như con người thực thụ, cao 1,5m và nặng 70kg. Robot có các bộ phận như chip AI giao tiếp giọng nói, màn hình tương tác, tự động điều hướng, ba lô vận chuyển, khớp tay, khuôn mặt, tích hợp thiết bị y tế để đo lường chỉ số để hỗ trợ bệnh viện.
Nhóm cũng ứng dụng các môn như kỹ thuật điều khiển, trang bị điện, vẽ kỹ thuật cơ khí, robotics, thị giác máy tính và lập trình. Ngoài ra, chúng tôi cũng tự học thêm các kỹ năng cần thiết khác cho các chức năng của robot như lập trình nâng cao để làm AI, giao tiếp bằng giọng nói và lập trình IoT để truyền tải dữ liệu" - bạn Vương Đình Thiên chia sẻ.
Bạn Lê Nguyễn Trọng Đức bộc bạch: "Nhóm đã tối ưu giao diện để người bệnh dễ dàng sử dụng, các y bác sĩ chỉ cần bấm vào các biểu tượng trên màn hình thì robot sẽ tự động di chuyển, ghi nhớ bản đồ và tự động giao tiếp khi gặp bệnh nhân.
Robot nếu được thương mại hóa sẽ có giá thành thấp 1/5 so với robot nhập khẩu từ nước ngoài. Robot còn được thiết kế các chức năng sao cho phù hợp với đặc tính của bệnh nhân Việt Nam, giao tiếp bằng giọng nói thích hợp cho người già và cả trẻ em, chăm sóc 24/7, hiểu được văn hóa và phong tục tập quán của người Việt".
Theo bạn Nguyễn Thành Thơ, nhóm đã dành thời gian đi thực tế bệnh viện, hỏi thăm các y bác sĩ, liên tục thử nghiệm, nghiên cứu giải mã trên nhiều bản mẫu, linh hoạt các phương án, phối hợp với nhau giữa các khoa để đưa ra góc nhìn đa dạng về kỹ thuật và thị trường.
"Sắp tới nhóm sẽ cải tiến sản phẩm, tối ưu thiết kế và khả năng di chuyển thông minh của robot để phù hợp với không gian và yêu cầu của môi trường bệnh viện. Sau đó sẽ tiến hành thử nghiệm thực tế tại bệnh viện và tìm kiếm doanh nghiệp hỗ trợ" - Thành Thơ nói.
Sản phẩm robot y tá của nhóm đã đoạt giải nhất tại cuộc thi Bách Khoa Innovation 2024. Sắp tới, nhóm dự định sẽ đưa robot đến "Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Eureka năm 2024" để thử sức và tham dự các cuộc thi về khoa học và công nghệ khác trong tương lai nếu có cơ hội.
PGS.TS Lê Thanh Long - phó trưởng phòng công tác sinh viên, Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM - đánh giá robot điều dưỡng có nhiều ưu điểm lớn, giúp giảm tải công việc cho y tá, tích hợp AI và IoT, hoạt động liên tục.
"Robot y tá của nhóm nghiên cứu có tiềm năng thương mại cao nhờ làm chủ công nghệ, khả năng vận hành, bảo dưỡng thuận lợi trong bối cảnh chuyển đổi số y tế. Nhóm nghiên cứu hy vọng được hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện và doanh nghiệp công nghệ để thử nghiệm và đầu tư phát triển robot y tá rộng rãi ở Việt Nam" - thầy Long nói.
Chiều 21/12, tại phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM, xét xử vụ cháy chung cư Carina Plaza (1648 Võ Văn Kiệt quận 8, TPHCM) khiến 13 người tử vong, hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho đại diện Viện Kiểm sát tại phiên tòa nêu quan điểm giải quyết vụ án.
Ngày 25/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thanh Hoá vừa triệt phá thành công chuyên án “Tàng trữ, mua bán, vận chuyển và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, bắt giữ 8 đối tượng có liên quan, trong đó có Nguyễn Hải Long (tức Long 'tròn' hay Long 'máy chém') - trùm giang hồ Hà Nội một thời.
Nguyễn Ngọc Hùng, 36 tuổi, đã đâm chết hai người khi bị tấn công, sau cuộc cãi vãi với tình nhân.
UBND TP Hà Tĩnh cho rằng, việc kiến nghị chuyển ngạch kế toán đối với nhân viên hỗ trợ, phục vụ tại các trường mầm non trên địa bàn thành...
Các bác sĩ ở TP Phú Quốc (Kiên Giang) đã hội ý từ xa với bác sĩ ở Trại rắn Đồng Tâm để xác định loại rắn và tiến hành...
Hai ngày hôm nay, mạng xã hội lan truyền chóng mặt về một nữ sinh 14 tuổi ở huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn bỗng dưng mất tích, gia đình hoảng hốt nhờ người tìm kiếm trong vô vọng.
Tin tức đáng chú ý: TP.HCM ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong trường hợp bị thu hồi đất; 7,1% người trưởng thành tại Việt Nam mắc đái tháo đường; TP Phan Rang - Tháp Chàm sáp nhập 5 phường xã...
Chiều 29/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đi thăm, kiểm tra công tác phòng chống thiên tai, ảnh hưởng của bão số 2 và mưa lũ trên địa bàn 2 huyện Chương Mỹ và Quốc Oai. Đối với huyện Chương Mỹ, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh, vẫn còn hơn 1.000 hộ dân đang ở trong vùng lũ, huyện cần tính toán kỹ và tiếp tục sơ tán để đảm bảo tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân. “Nếu trường hợp không vận động được phải báo cáo các sở, ban, ngành để yêu...
PV Báo Tri thức và Cuộc sống có mặt tại công trình đang trong giai đoạn khởi công, nhiều hộ dân tỏ ra bất ngờ vì không nhận được tiền đền bù vì hoa màu phải thu hoạch sớm. 'Đơn vị thi công tự ý đóng cọc thi công, không bàn bạc hay họp dân gì cả. Hoa màu đang vào vụ thu hoạch sớm hoặc phải phá bỏ mà không ai đền bù gì...' Một người dân cho biết. Bà Bùi Thị Ánh Tuyết, thôn 3 xã An Phú nói với PV: ' Đất nhà tôi có sổ đỏ hẳn hoi, nhưng không thấy...