Với mong muốn đóng góp thiết thực vì cộng đồng, sinh viên đến từ 4 trường đại học Luật trên cả nước đã đề xuất 77 nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã.
Tiếp nối thành công của chuỗi hoạt động tìm hiểu về những vấn đề pháp lý liên quan đến động vật hoang dã, từ tháng 1.2023, cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học với chủ đề "Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã" đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo các sinh viên tại 4 trường đại học Luật trên cả nước.
Đã có 77 đề tài đăng ký tại vòng 1, sau đó ban tổ chức đã chọn được 20 bài nghiên cứu bước vào vòng 2 để tiếp tục hoàn thành sản phẩm.
Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, các nhóm nghiên cứu đã nỗ lực cùng nhau hoàn thiện để có sản phẩm nghiên cứu tốt nhất.
Chủ đề nghiên cứu được khai thác sâu ở nhiều nội dung khác nhau, liên quan những vấn đề bất cập, hạn chế trong các quy định pháp luật bảo vệ động vật hoang dã như: “Các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã”; “Xử lý vật chứng là động vật rừng còn sống”; “Cứu hộ động vật hoang dã, gây nuôi thương mại động vật hoang dã”;…
Ngoài ra, sinh viên các trường còn đề xuất các giải pháp tương trợ tư pháp về hình sự trong giải quyết vụ án liên quan đến động vật hoang dã và thực hiện pháp luật về quản lý dịch bệnh trên động vật hoang dã.
“Từ vụ việc 8 cá thể hổ bị chết sau khi giải cứu ở Nghệ An, nhóm em quyết định lựa chọn vấn đề xử lý vật chứng để nghiên cứu, đề xuất những giải pháp để hoàn thiện bộ pháp luật liên quan.
Đồng thời mong muốn về việc thành lập tòa án môi trường chuyên về động vật hoang dã để nâng cao hiệu quả xử lý các hành vi vi phạm”.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, việc nghiên cứu về Công ước CITES và quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực pháp luật bảo vệ động vật hoang dã được Hội đồng đánh giá cao về tính bám sát tình hình thực tế.
Nguyễn Đào Mai Khánh - sinh viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế - thành viên trong nhóm được giải 3 tại vòng chung kết cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học với chủ đề "Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã" vui mừng nói:
"Đây là cuộc thi nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã đầu tiên em biết đến. Vì kiến thức không phổ biến và mang tính học thuật nên nhóm đã phải đầu tư nhiều chất xám, thời gian để thực sự hiểu được mình đang phải viết những gì và mình cần viết những gì.
Em mong những nghiên cứu được đánh giáo cao trong cuộc thi sẽ có ý nghĩa thiết thực, thực sự thúc đẩy sự thay đổi chính sách pháp lý, đóng góp ý tưởng vì một cộng đồng bảo vệ động vật hoang dã".
Rùa biển quý hiếm xuất hiện tại vùng biển Cô Tô (Quảng Ninh) Anh Ngô Gia Mạnh (20 tuổi) ở xã Đông Tiến (huyện Cô Tô, Quảng Ninh) là người đầu tiên phát hiện rùa biển quý hiếm khi cùng nhóm bạn đi thuyền ra bãi biển Đông, thuộc đảo Cô Tô con, xã Đồng Tiến. Anh Ngô Gia Mạnh cho biết, rùa nặng khoảng 20 kg, ngoi lên mặt nước 3 lần và lần lâu nhất ở trên mặt nước khoảng 15 phút. Hình ảnh cùng các đoạn video được nhóm ghi lại và đăng trên mạng...
Đây là một trong những nỗ lực của Đức nhằm giám sát chặt chẽ đa dạng sinh học, vùng sống của các loài động, thực vật, đảm bảo sự tăng trưởng trước nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
Sáng 24.5, cơ quan chức năng đã tiến hành chặt hạ 3 cây sưa đỏ chết khô ở ven hồ Hoàn Kiếm để tiến hành trồng cây mới.
Chuyên gia phân tích các khối chủ đạo xét tuyển đại học năm 2023 có số thí sinh đạt 28 - 30 điểm ít hơn năm ngoái. Dự báo điểm...
Một con cá nhà táng dài 17 mét đã chết sau khi dạt vào một bãi biển ở Bali, trở thành con thứ ba mắc cạn trên đảo Indonesia chỉ...
Chiều 4/5, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, lực lượng thuộc đơn vị vừa phối hợp với các đơn vị chức năng thả rùa biển nặng hơn 100kg về biển Lăng Cô (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế). Trước đó, lúc 12h cùng ngày, Đồn Biên phòng Lăng Cô (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thừa Thiên - Huế) nhận được tin báo về việc ông Nguyễn Hữu Lai (tên gọi khác là Phường; SN 1953 trú tổ dân phố An Cư Đông 2, Thị trấn Lăng Cô)...
Tình trạng web cá độ, cờ bạc giả mạo tên miền các cơ sở giáo dục, cơ quan Nhà nước lại nở rộ khiến cơ quan chức năng phải lên...
Trông chờ vào may rủi hay làm theo những mẹo 'đi đường tắt' như khoanh lụi thiếu khoa học trong ôn tập sẽ không giúp thí sinh đạt điểm cao...
Vương Phi và Tạ Đình Phong có mối quan hệ bình đẳng trong tình cảm, độc lập về tài chính, gắn bó với nhau đơn giản là vì tình yêu.