Trong khi con trai út ông Lý Quang Diệu muốn phá dỡ, Chính phủ Singapore đang xem xét việc bảo tồn ngôi nhà như một di tích quốc gia.
Ngày 24-10, Bộ Văn hóa Singapore cho biết Hội đồng di sản Singapore sẽ đánh giá xem ngôi nhà của cố thủ tướng lập quốc Lý Quang Diệu có nên được bảo tồn như một di tích quốc gia hay không. Trước đó, con út Lý Hiển Dương của cố thủ tướng Lý đã nộp đơn xin phá dỡ ngôi nhà theo di nguyện của cha.
Theo Hãng tin Reuters, ông Lý Hiển Dương hôm 15-10 đã nộp đơn xin phá bỏ ngôi nhà số 38 đường Oxley, từng là nơi ở của cố thủ tướng Lý Quang Diệu từ giữa những năm 1940 đến khi ông qua đời vào năm 2015.
Viết trên Facebook, Bộ trưởng Văn hóa và cộng đồng Singpore Edwin Tong cho rằng không nên có bất kỳ phương án nào bị loại trừ lúc này.
Sau khi chị gái Lý Vĩ Linh qua đời hồi đầu tháng 10, ông Lý Hiển Dương tuyên bố ông là chủ sở hữu hợp pháp duy nhất của ngôi nhà số 38 đường Oxley và cũng là người thi hành di chúc duy nhất còn sống đối với các bất động sản của ông Lý Quang Diệu.
Vào năm 2017, ông Lý Hiển Dương và bà Lý Vỹ Linh công khai mâu thuẫn với anh trai Lý Hiển Long, khi đó là thủ tướng của Singapore, cáo buộc ông lạm dụng quyền lực để ngăn cản nỗ lực phá dỡ ngôi nhà gỗ của gia đình theo di nguyện của cha.
Phản hồi thông tin từ Bộ Văn hóa Singapore, ông Lý Hiển Dương cho rằng việc xem xét phương án xử lý ngôi nhà là tốn kém và mất thời gian.
"Các bộ trưởng đã dành nhiều giờ làm việc tốn kém và chuyên gia đã ra ý kiến cho các phương án, một báo cáo chi tiết cũng đã được công bố năm 2018. Vậy nghiên cứu thêm về vấn đề này để làm gì?", Reuters dẫn lời ông Lý Hiển Dương. Ông này tuyên bố mình đang tị nạn tại Anh.
Vào năm 2018, một ủy ban bộ trưởng đã đưa ra ba phương án cho ngôi nhà ở đường Oxley, bao gồm cả phương án bảo tồn và phá dỡ, nói rằng các lựa chọn sẽ được giao cho chính phủ tương lai quyết định.
Ông Lý Hiển Long cũng cho rằng Chính phủ Singapore nên quyết định số phận của ngôi nhà. Anh lớn của gia đình họ Lý vào năm 2018 cũng chấp thuận kết luận của ủy ban và các phương án được đưa ra.
Ngày 12/7, theo nguồn tin từ một quan chức giấu tên, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo không xuất hiện tại cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Ukraine-NATO.
Triều Tiên tuyên bố sẽ đẩy mạnh năng lực hạt nhân của nước này, đáp trả thông tin gần đây về việc Mỹ điều chỉnh chiến lược hạt nhân nhằm ứng phó 'mối đe dọa' tiềm năng từ Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.
Chính quyền quân sự ở Niger khẳng định sẽ trao quyền cho quân đội của các nước láng giềng Burkina Faso và Mali can thiệp trong trường hợp nước này bị tấn công.
Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 10-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự các hội nghị cấp cao của ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc tại Lào.
36 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý đã bị bắt trong các cuộc điều tra chống tham nhũng ở xứ tỉ dân, tăng so với cùng kỳ nửa đầu năm ngoái.
Tòa án Tối cao Nga tuyên bố phong trào LGBT quốc tế là nhóm cực đoan và cấm mọi hoạt động của họ trên lãnh thổ Nga.
Ngày 27/2, Anh áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các đơn vị của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Israel tuyên bố hạ chỉ huy Hamas trong cuộc tập kích vào trại tị nạn Jabaliya, giới chức Dải Gaza cho biết ít nhất 50 người thiệt mạng trong đợt tấn công.
Ngày 21-10, quân đội Israel tiết lộ nhóm vũ trang Hezbollah đã cất giấu hàng trăm triệu USD tiền mặt và vàng trong boongke được xây dựng bên dưới một bệnh viện ở thủ đô Beirut, Lebanon.