Tổng Giám đốc cơ quan vũ trụ Nga tuyên bố siêu tên lửa hạt nhân tầm xa nhất ICBM Sarmat đã được phê duyệt cho nhiệm vụ chiến đấu.
Tổng Giám đốc Roscosmos Yury Borisov cho biết, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa ICBM Sarmat - một trong những vũ khí hạt nhân mạnh nhất của Nga - đã đi vào hoạt động.
RT đưa tin, ông Borisov tiết lộ thông tin này hôm 31.8 trong một sự kiện của Roscosmos.
ICBM Sarmat được cho là có tầm bắn xa nhất và nặng nhất trong kho vũ khí hạt nhân của Nga. Giai đoạn thử nghiệm cuối cùng của Sarmat đã diễn ra vào năm ngoái.
Tên lửa nhiên liệu lỏng liên lục địa hạng siêu nặng của Nga dự kiến sẽ thay thế tên lửa R-36M2 Voevoda đã lỗi thời. Tầm bắn của Sarmat ước tính ít nhất là 11.000 km, có khả năng mang theo đầu đạn khoảng 10 tấn.
Hồi tháng 6 năm nay, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Sarmat - có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân trở lên - sẽ sớm được triển khai trong chiến đấu.
Sarmat cũng có thể mang một số lượng chưa xác định các thiết bị bay siêu vượt âm dạng tàu lượn Avangard hoặc hỗn hợp đầu đạn cùng nhiều mồi nhử chống lại hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, tên lửa Sarmat là sự đáp trả với hệ thống vũ khí tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ.
Sarmat có khả năng bay lên với gia tốc rất lớn, giúp rút ngắn khoảng thời gian nó có thể bị theo dõi bởi các vệ tinh có cảm biến hồng ngoại, chẳng hạn như hệ thống dò tìm tín hiệu hồng ngoại từ trên quỹ đạo của Mỹ, khiến việc đánh chặn nó trở nên khó khăn hơn.
Sarmat được cho là có thể bay theo quỹ đạo qua Nam Cực, hoàn toàn miễn nhiễm với bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện tại nào.
Theo nhiều nguồn tin khác nhau, địa điểm phóng của Sarmat sẽ được trang bị hệ thống phòng thủ chủ động "Mozyr", được thiết kế để loại bỏ lợi thế tấn công phủ đầu của kẻ thù tiềm tàng bằng cách phá hủy bằng động học các loại bom, tên lửa hành trình và đầu đạn ICBM ở độ cao tới 6 km.
Một ngư dân tại thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc, TT-Huế) trong lúc đánh bắt thủy sản ở đầm phá bất ngờ phát hiện một cá thể rùa biển bị mắc vào lưới đáy.
Thang nâng tàu thủy (ship lift) lớn nhất thế giới tại đập Tam Hiệp Trung Quốc được xây dựng bằng công nghệ hiện đại bậc nhất.
Tình trạng web cá độ, cờ bạc giả mạo tên miền các cơ sở giáo dục, cơ quan Nhà nước lại nở rộ khiến cơ quan chức năng phải lên...
Sinopec đã khoan được dầu khí ở giếng siêu sâu, thuộc một trong những mỏ dầu khí sâu nhất thế giới ở lưu vực Tarim của Trung Quốc.
Đây là một trong những nỗ lực của Đức nhằm giám sát chặt chẽ đa dạng sinh học, vùng sống của các loài động, thực vật, đảm bảo sự tăng trưởng trước nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.
UBND TP Hà Nội giao các sở, ngành, địa phương liên quan thành lập tổ công tác khám nghiệm, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân rùa quý hiếm nhất thế giới nặng gần 100kg chết ở hồ Đồng Mô (Sơn Tây).
Nghiên cứu cho thấy chi phí nuôi dạy một trẻ đến tuổi 18 của Hàn Quốc cao gấp gần 8 lần so với mức thu nhập bình quân trên đầu người, đây là mức cao nhất trên thế giới.
Trưa 16/3, đại diện Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, cán bộ Đồn Biên phòng Lăng Cô (huyện Phú Lộc) vừa phối hợp ngành chức năng địa phương thả một cá thể Vích (một loại rùa biển) về với biển. Cụ thể, lúc 03h30 sáng 16/3, ông Phạm Thanh (SN 1965, trú tổ dân phố An Cư Đông 1, thị trấn Lăng Cô) làm nghề bủa lưới đáy trong đầm Lăng Cô thì phát hiện thấy cá thể Vích nặng khoảng 1 tạ bị mắc vào lưới nên cùng với mọi người...
Ấn Độ sở hữu cây cầu đường sắt cao nhất thế giới, cao hơn tháp Eiffel khoảng 29 mét.