Siêu tên lửa có thể giúp Nga tập kích mục tiêu 'khắp toàn cầu'

05:40 08/10/2023

Siêu tên lửa Burevestnik trang bị động cơ nguyên tử có thể giúp Nga tấn công mọi mục tiêu trên thế giới, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ môi trường.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 5/10 tuyên bố Nga đã thử nghiệm thành công siêu tên lửa hành trình Burevestnik mang đầu đạn hạt nhân, được trang bị động cơ nguyên tử cỡ nhỏ giúp nó sở hữu "tầm bay khắp toàn cầu".

Ông Putin không tiết lộ thời gian và địa điểm diễn ra vụ thử nghiệm thành công tên lửa Burevestnik, song dựa trên ảnh vệ tinh và dữ liệu hàng không, giới chuyên gia nhận định nó được tiến hành gần đây ở bãi thử Pankovo tại quần đảo Novaya Zemlya ở Bắc Băng Dương, nơi Liên Xô và Nga từng tiến hành các vụ thử vũ khí hạt nhân.

Burevestnik, NATO định danh SSC-X-9 Skyfall, là một trong 6 siêu vũ khí được ông Putin công bố trong thông điệp liên bang hồi tháng 3/2018, nhưng đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố thử thành công loại tên lửa hành trình này.

Truyền thông Mỹ cho biết trong giai đoạn 2017-2019, Nga đã tiến hành ít nhất 13 vụ thử tên lửa Burevestnik, nhưng tất cả đều thất bại. Vụ nổ tại bãi thử Nyonoksa ở vùng Arkhangelsk của Nga khiến 7 người thiệt mạng, bao gồm 5 nhà khoa học, hồi tháng 8/2019 được cho là một vụ thử thất bại tên lửa Burevestnik.

Theo tờ Izvestia, trụ sở tại Moskva, Nga quyết định phát triển tên lửa Burevestnik vào tháng 12/2001, sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Chống tên lửa đạn đạo (ABM) được hai bên ký kết năm 1972.

Vũ khí này được phát triển bởi công ty quốc phòng NPO Novator với sự cộng tác của Viện nghiên cứu Khoa học Vật lý Thực nghiệm toàn Nga (VNIIEF), hiện trực thuộc tập đoàn Rosatom.

Các hình ảnh được Nga công bố cho thấy Burevestnik có hình dạng tương tự dòng tên lửa Kh-101, song có kích thước và khối lượng lớn hơn nhiều lần, nên nhiều khả năng sẽ được trang bị cho tàu chiến thay vì oanh tạc cơ Tu-160 và Tu-95MS.

Một số chuyên gia quân sự nhận định siêu vũ khí này cũng có thể được khai hỏa từ các bệ phóng tự hành như MZKT-7930 nhằm tăng tính cơ động.

Theo chuyên gia quân sự Thomas Newdick của Drive, tên lửa Burevestnik sử dụng nguyên lý động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet), trong đó quả đạn nén luồng không khí nhờ tốc độ rất cao trong khi bay, đốt nóng nó bằng lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ bên trong và dùng luồng khí nóng này để tạo lực đẩy.

Lò phản ứng hạt nhân cung cấp nguồn năng lượng gần như vô tận cho tên lửa, giúp nó về lý thuyết có thể bay liên tục trên không trung nếu các hệ thống dẫn đường và thiết bị điện tử hoạt động ổn định. Đây là lý do Tổng thống Nga tuyên bố tên lửa Burevestnik sở hữu "tầm bay không giới hạn".

Tuy nhiên, trên thực tế, các linh kiện trên tên lửa chỉ có thể hoạt động tốt trong thời gian ngắn ở điều kiện khắc nghiệt, nên Burevestnik không thể bay trong thời gian quá lâu, ngay cả khi sở hữu nguồn năng lượng gần như "không bao giờ cạn".

Theo tạp chí quân sự Nga VPK, Burevestnik có tầm bắn tối đa về lý thuyết là hơn 20.000 km, giúp nó có thể tập kích mọi mục tiêu trên lục địa Mỹ dù được phóng từ bất cứ địa điểm nào ở Nga. Tên lửa bay ở độ cao 50-100 mét, thấp hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo truyền thống nên khó bị phát hiện bởi radar phòng không.

Việc thu nhỏ được thiết bị phức tạp như lò phản ứng hạt nhân để lắp vào tên lửa được cho là một thành tựu đột phá về kỹ thuật của Nga. Trang tin Topwar dẫn lời nhà vật lý người Mỹ Jeff Terry cho biết để lắp vừa tên lửa Burevestnik, lò phản ứng hạt nhân phải đủ nhỏ và có công suất hoạt động khoảng 766 kW, tương đương các lò phản ứng thế hệ mới.

Điểm đặc biệt khác của Burevestnik là nó có thể liên tục đổi hướng trong khi bay, tạo ra quỹ đạo không thể đoán trước nhằm vòng tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không trên biển.

Đây được coi là tính năng quan trọng, nhất là khi tên lửa có khả năng "bay khắp toàn cầu". Các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay đều được bố trí ở những hướng trọng yếu, nơi tên lửa đối phương có khả năng bay qua lớn nhất, nhằm đảm bảo hiệu quả đánh chặn, đồng thời tiết kiệm chi phí.

Với tầm bay "không giới hạn", Burevestnik trên lý thuyết có thể bay vòng qua mọi tổ hợp phòng thủ và đánh trúng mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất, nơi đối phương không có lá chắn bảo vệ.

Ông Putin cho biết Burevestnik có khả năng xuyên thủng "tất cả các hệ thống phòng không hiện tại và trong tương lai", nhấn mạnh rằng không có quốc gia nào "sở hữu thứ tương tự".

Tướng Jim Hockenhull, cựu giám đốc Tình báo Quốc phòng Anh, năm 2020 từng đánh giá tên lửa Burevestnik "đạt tốc độ cận âm, có thể vươn đến mọi địa điểm trên thế giới và tung đòn đánh từ những hướng không ai ngờ tới".

Một báo cáo năm 2020 của Không quân Mỹ nhận định việc biên chế tên lửa Burevestnik sẽ giúp Nga sở hữu vũ khí "độc nhất vô nhị với năng lực tấn công xuyên lục địa".

Mỹ cũng từng thực hiện dự án Pluto với tham vọng phát triển tên lửa mang động cơ nguyên tử tương tự vào những năm 1960. Được gọi là Tên lửa Tầm thấp Siêu thanh (SLAM), vũ khí này dự kiến có tốc độ bay Mach 3,5, tương đương hơn 4300 km/h, hoạt động ở độ cao thấp, có khả năng mang theo bom nhiệt hạch.

Tuy nhiên, Mỹ hủy bỏ dự án Pluto sau khi phát triển thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), bởi không thể giải quyết được nguy cơ phát tán phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân của SLAM trong quá trình thử nghiệm.

Động cơ nguyên tử trên tên lửa khi đốt nóng luồng không khí nén để tạo lực đẩy sẽ phát tán phóng xạ theo luồng xả ra môi trường, ảnh hưởng đến mọi thứ trên đường bay của nó. Động cơ chứa vật liệu hạt nhân này khi rơi xuống trong quá trình thử nghiệm cũng sẽ gây ô nhiễm phóng xạ rất lớn cho khu vực mục tiêu.

Đây là cũng là vấn đề mà giới chuyên gia lo ngại về tên lửa Burevestnik. "Câu hỏi ở đây là tên lửa sẽ thải ra chất phóng xạ nào khi bay và điều gì sẽ xảy ra với lò phản ứng hạt nhân, bất kể nó là gì, khi tên lửa chạm tới mục tiêu", Newdick nói.

Một số báo cáo cho biết, sau vụ nổ tại bãi thử Nyonoksa vào tháng 8/2019, giới chức thành phố Severodvinsk cách đó khoảng 50 km thông báo phát hiện nồng độ phóng xạ tăng lên cao hơn mức thông thường trong khoảng 40 phút.

Dù Bộ Quốc phòng Nga sau đó khẳng định không có hóa chất độc hại phát tán ra môi trường sau vụ nổ và nồng độ phóng xạ trong không khí đã trở về mức bình thường, người dân xung quanh khu vực đã đổ xô đi mua i-ốt với hy vọng có thể giảm phơi nhiễm.

Jeffrey Lewis, chuyên gia về vũ khí hạt nhân tại Viện nghiên cứu quốc tế Middlebury, trụ sở ở Mỹ, gọi tên lửa mang động cơ hạt nhân là "thảm họa về môi trường", trong khi nhà phân tích quân sự John Pike cho rằng ICBM truyền thống là vũ khí "đơn giản hơn, rẻ hơn và hiệu quả hơn nhiều".

Nga chưa công bố thời điểm biên chế tên lửa Burevestnik cũng như đưa nó vào trạng thái trực chiến. Viện nghiên cứu Sáng kiến Đe dọa Hạt nhân (NTI), trụ sở ở Mỹ, năm 2019 nhận định nó sẽ được bàn giao cho quân đội Nga vào khoảng năm 2029.

Giới chuyên gia nhận định việc Nga triển khai tên lửa Burevestnik có thể ảnh hưởng tới tiến trình đàm phán với Mỹ về một thỏa thuận thay thế Hiệp ước Kiểm soát vũ khí hạt nhân New START, vốn sẽ hết hạn vào năm 2026. Moskva hồi tháng 2 đình chỉ tham gia hiệp ước với cáo buộc Washington và đồng minh không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận.

Phạm Giang (Theo Reuters, Business Insider, Drive)

Có thể bạn quan tâm
Đê cát chắn sóng nửa triệu USD trôi ra biển trong 72 giờ

Đê cát chắn sóng nửa triệu USD trôi ra biển trong 72 giờ

04:30 15/03/2024

Nhóm chủ sở hữu bất động sản ven biển chi nửa triệu USD xây cồn cát chắn sóng nhưng công trình bị nước biển cuốn trôi sau 72 giờ.

Ông Putin: Nga không cần vũ khí hạt nhân để chiến thắng ở Ukraine

Ông Putin: Nga không cần vũ khí hạt nhân để chiến thắng ở Ukraine

01:20 08/06/2024

Tổng thống Putin tuyên bố Nga không cần vũ khí hạt nhân để giành chiến thắng, nhưng để ngỏ khả năng điều chỉnh học thuyết sử dụng.

Israel cáo buộc Hamas cản trở hành lang sơ tán dân thường

Israel cáo buộc Hamas cản trở hành lang sơ tán dân thường

09:30 05/11/2023

Quân đội Israel cáo buộc Hamas tấn công đơn vị tổ chức hành lang nhân đạo cho dân thường Palestine rời khỏi phía bắc Dải Gaza.

Nga tuyên bố dùng T-72 hạ xe tăng Abrams

Nga tuyên bố dùng T-72 hạ xe tăng Abrams

14:50 07/03/2024

Nga thông báo phá hủy thêm xe tăng Abrams của Ukraine, cho hay kíp T-72B3 phát hiện và tập kích mục tiêu trên hướng Avdeevka.

Quân đội Myanmar mất kiểm soát thị trấn biên giới

Quân đội Myanmar mất kiểm soát thị trấn biên giới

23:30 02/11/2023

Quân đội Myanmar cho biết đã mất quyền kiểm soát thị trấn chiến lược ở biên giới với Trung Quốc sau nhiều ngày đụng độ ba nhóm phiến quân vũ trang.

Thủ tướng Trung Quốc thăm Australia: Khẳng định quan hệ song phương 'đúng hướng', ký hàng loạt thỏa thuận

Thủ tướng Trung Quốc thăm Australia: Khẳng định quan hệ song phương 'đúng hướng', ký hàng loạt thỏa thuận

16:10 17/06/2024

Ngày 17/6, tại thủ đô Canberra, Thủ tướng Australia Anthony Albanese tiếp người đồng cấp Trung Quốc Lý Cường nhân dịp ông tham dự hội nghị thường niên các nhà lãnh đạo hai nước.

Núi lửa Indonesia phun cột tro bụi 3.000 m

Núi lửa Indonesia phun cột tro bụi 3.000 m

19:20 03/12/2023

Một ngọn núi lửa ở miền tây Indonesia phun trào, tạo ra cột tro bụi cao khoảng 3.000 m, khiến chính quyền phải phát cảnh báo.

Vùng Tver của Nga sơ tán dân vì Ukraine không kích

Vùng Tver của Nga sơ tán dân vì Ukraine không kích

14:50 18/09/2024

Chính quyền vùng Tver (Nga) đã phải sơ tán một phần thị trấn Toropets và đóng cửa trường học ở quận Zapadnodvinsky do làn sóng không kích bằng drone của Ukraine.

Thủ tướng Pakistan thăm Trung Quốc: Sứ mệnh 'khó nhằn'

Thủ tướng Pakistan thăm Trung Quốc: Sứ mệnh 'khó nhằn'

23:50 07/06/2024

Câu chuyện an ninh trở nên “nóng” trong cuộc gặp giữa Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif và nhà lãnh đạo Trung Quốc tại thủ đô Bắc Kinh.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới