Liên quan đến việc triển khai nghị định 168, nhiều người thắc mắc thời điểm vi phạm giao thông trước ngày nghị định mới có hiệu lực, nhưng thời điểm ra quyết định xử phạt sau khi nghị định có hiệu lực thì sao.
Nhiều ngày qua, nhiều người có vi phạm giao thông thắc mắc không biết mình sẽ bị xử phạt theo nghị định 168 hay nghị định 100 khi thời điểm vi phạm giao thông trước, nhưng quyết định xử phạt ra sau thời điểm 1-1-2025.
Trên nhiều diễn đàn mạng, nhiều người băn khoăn hỏi nhau mà không ai có chuyên môn để biết mình sẽ bị xử phạt theo nghị định nào.
"Tôi mới nhận được thông báo vi phạm hành chính từ Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh. Hành vi vi phạm tốc độ được camera phạt nguội ghi nhận từ cuối tháng 12-2024. Như vậy, thời điểm vi phạm trước thời điểm nghị định 168 ra đời, nhưng thông báo và quyết định xử phạt lại được ký sau thời điểm nghị định mới có hiệu lực.
Như vậy tôi có bị phạt theo mức phạt của nghị định mới không?" - ông H., một người dân tại thị trấn Hồ Xá, Vĩnh Linh, Quảng Trị, chia sẻ.
Ngay sau đó, nhiều người khác cũng cho biết mình rơi vào trường hợp tương tự. Một số người nêu ý kiến vi phạm lúc nào thì phạt theo thời hiệu của nghị định đó. Nhưng cũng có người lo lắng vì thời điểm ra quyết định xử phạt đã qua thời điểm Nghị định 168 có hiệu lực và mức phạt thì cao hơn nhiều lần.
"Tôi nghĩ phải liên hệ trực tiếp với số điện thoại của Phòng Cảnh sát giao thông để hỏi cho rõ là cách hay nhất", một người khác đưa ra lời khuyên.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, thượng tá Hoàng Văn Trung - trưởng phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Quảng Trị - khẳng định không có chuyện cơ quan công an xử phạt sai với người vi phạm.
Theo thượng tá Trung, vi phạm được xác định từ hai hình thức. Hoặc là phát hiện trực tiếp thì cảnh sát giao thông sẽ lập biên bản ngay tại chỗ. Trong biên bản vi phạm sẽ có nội dung ngày giờ vi phạm. Quyết định xử phạt sau đó sẽ căn cứ vào nội dung biên bản này.
Nếu vi phạm được phát hiện qua phương tiện kỹ thuật như camera phạt nguội, trên thiết bị cũng sẽ có hiển thị ngày giờ vi phạm. Sau đó đơn vị cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt cũng sẽ căn cứ vào thông số trên thiết bị.
"Với cả hai trường hợp, chúng tôi sẽ căn cứ thời điểm vi phạm để đối chiếu vào thời điểm hiệu lực của nghị định tương ứng rồi mới ra quyết định xử phạt. Nếu thời điểm vi phạm trước thời điểm 1-1-2025 thì mới xử phạt theo nghị định 168.
Còn nếu trước đó thì vẫn xử phạt theo nghị định 100. Không phải căn cứ vào thời điểm ra quyết định xử phạt", thượng tá Trung nói.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.