Saudi Arabia vừa thông báo sẽ tái khởi động dự án tháp Jeddah sau nhiều năm đình trệ. Nếu hoàn thành, tháp Jeddah sẽ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới.
Tháp Jeddah nằm giữa hai thánh địa Mecca và Medina, còn được gọi là Kingdom Tower, sau khi hoàn thành sẽ có độ cao khoảng 1000m. Đây cũng là công trình kiến trúc đầu tiên trong lịch sử nhân loại có chiều cao đến 1km.
Theo tạp chí Newsweek (Mỹ), dự án tháp Jeddah là một phần trong kế hoạch phát triển đầy tham vọng trị giá 20 tỉ USD của Saudi Arabia gần khu vực Biển Đỏ, đồng thời là một trong những dự án lớn nhất hiện đang được triển khai tại quốc gia này.
Tháp Jeddah có vốn đầu tư lên đến 1,2 tỉ USD, là dự án do công ty Adrian Smith + Gordon Gill Architecture có trụ sở tại Chicago, Mỹ phụ trách lên ý tưởng. Ông Adrian Smith cũng là người thiết kế tòa tháp Burj Khalifa (Dubai) - tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay.
Tòa tháp được lấy cảm hứng dựa trên hình dáng chiếc lá của một loài hoa bản địa sinh tồn trên điều kiện khắc nghiệt và khô cằn của vùng sa mạc Trung Đông. Công ty Adrian Smith + Gordon Gill Architecture xác nhận với tạp chí Newsweek rằng việc xây dựng sẽ bắt đầu được triển khai theo kế hoạch từ tuần này.
Tháp Jeddah được khởi công xây dựng vào ngày 1-4-2013 và mất hơn một năm chỉ để đặt móng. Móng công trình sâu khoảng 60m và cần có khả năng chịu được nước biển, do vậy đơn vị thi công sẽ phải thử nghiệm nhiều loại bê tông khác nhau.
Giai đoạn xây dựng trên mặt đất bắt đầu từ tháng 9-2014, tuy nhiên công trình đã bị trì hoãn nhiều lần kể từ năm 2018.
Theo tạp chí Architectural Digest, vào thời điểm 6 năm trước, dự án tháp Jeddah đã đi được 1/3 chặng đường. Thế nhưng, từ đó đến nay, dự án bị “đóng băng” do ảnh hưởng từ các vấn đề chính trị và đại dịch COVID-19.
Nếu hoàn thành đúng tiến độ, tháp Jeddah sẽ “soán ngôi” tháp Burj Khalifa (827m) để giữ danh hiệu tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới hiện nay, với chiều cao hơn gấp đôi tòa Landmark 81 (481m) ở TP.HCM và gấp 11 lần tượng nữ thần Tự do của Mỹ (93m).
Ngoài ra, tháp Jeddah cũng là nơi đặt đài quan sát cao nhất thế giới, cùng hệ thống 59 thang máy tối tân nhất, với tốc độ 10m/s.
Trước tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai, đoàn giám sát Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai đề nghị cần tăng cường thanh kiểm tra, xử lý...
Thái Nguyên - Được triển khai từ năm 2018, nhưng đến nay Dự án Trung tâm Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Phường Đồng Bẩm, TP Thái Nguyên) vẫn...
Kiên Giang tập trung nguồn lực đầu tư 2 dự án, gồm kè chống sạt lở kết hợp bãi thải nạo vét khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Nam Du và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Nam Du.
Bạc Liêu - Liên quan đến vụ công trình sai phép, người vi phạm nhốt cán bộ kiểm tra, sáng ngày 21.9, lực lượng chức năng Phường 7, thành phố...
Sau nhiều năm chậm tiến độ, dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm đang được gấp rút thi công để kịp thông xe kỹ thuật vào tháng 6 tới đây. Công trình có chiều dài 3,7 km, do ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội làm chủ đầu tư với số tiền hơn 800 tỷ đồng.
Trước khi bị bắt, ông Trần Quí Thanh là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Tân Hiệp Phát. Hiện tại, ông Riddle David Charles, 73 tuổi, quốc tịch Anh, đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc, đại diện theo pháp luật của Tân Hiệp Phát.
Hơn 1,7 tấn chân gà đã được tiêu hủy sau khi chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng đi kiểm tra, phát hiện tại một cơ sở chế biến thuộc quận Ngô Quyền.
Giá heo hơi tương đối ổn định ở cả ba miền. Bắc Ninh tập huấn kỹ thuật phòng, chống bệnh dịch tả heo châu Phi. Ngành chăn nuôi áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các địa phương kiểm soát chặt các đối tượng kiểm dịch thực vật tại các vùng trồng, cơ sở đóng gói đã được cấp mã số trên địa bàn do một số lô hàng chuối, mít, xoài, nhãn, thanh long và sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam đang bị Trung Quốc cảnh báo vi phạm.