Theo số liệu của Bộ Nội vụ, sau sắp xếp, sáp nhập, hiện cả nước có 63 tỉnh, thành, với 696 đơn vị cấp huyện, 10.035 đơn vị cấp xã.
Tại kết luận 126, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện).
Cùng với đó, xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã.
Liên quan đến nội dung này, trong các giai đoạn vừa qua Việt Nam đã nhiều lần thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Nhất là giai đoạn 2023 - 2025, đã thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã ở 51 tỉnh, thành phố.
Về số lượng cấp huyện, số liệu của Bộ Nội vụ cho thấy tổng hợp theo báo cáo của các địa phương trong cả nước có 25 đơn vị cấp huyện (thuộc 18 tỉnh/thành phố) thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 – 2025.
Trong đó, có 13 đơn vị không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù theo quy định tại nghị quyết 35/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Có 5 đơn vị các địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp do các yếu tố chủ quan, khác quan chưa thể thực hiện sắp xếp được trong năm 2024. Có 7 đơn vị thực hiện sắp xếp.
Bên cạnh đó, có 10 đơn vị cấp huyện liền kề, 14 đơn vị cấp huyện thuộc diện khuyến khích sắp xếp đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 – 2025 và 6 đơn vị cấp huyện được thành lập nguyên trạng.
Như vậy có tổng số 37 đơn vị cấp huyện thực hiện sắp xếp, thành lập mới giai đoạn 2023 – 2025.
Sau khi sắp xếp 37 đơn vị, số lượng đơn vị cấp huyện trong cả nước từ 705 đơn vị giảm xuống còn 696 đơn vị (giảm 9 đơn vị).
Trong đó, tỉnh Nam Định giảm 1/10 đơn vị; Bà Rịa - Vũng Tàu giảm 1/8 đơn vị; Lâm Đồng giảm 2/12 đơn vị; Nghệ An giảm 1/21 đơn vị; Quảng Nam giảm 1/18 đơn vị; Thanh Hóa giảm 1/27 đơn vị; Hà Tĩnh giảm 1/13 đơn vị; Ninh Bình giảm 1/8 đơn vị.
Các tỉnh, thành phố gồm Quảng Ninh, Bắc Giang, Huế, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hà Nam, Sơn La có điều chỉnh địa giới, thành lập mới, chia, tách, sáp nhập đơn vị cấp huyện nhưng không làm giảm đơn vị cấp huyện.
Về số lượng đơn vị cấp xã thực hiện sắp xếp, theo số liệu của Bộ Nội vụ, tổng hợp theo báo cáo của các địa phương thì trong cả nước có 1.228 đơn vị cấp xã (thuộc 51 tỉnh/thành phố) thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
Trong đó, có 368 đơn vị cấp xã không thực hiện sắp xếp do có yếu tố đặc thù theo quy định tại nghị quyết 35/2023.
Có 96 đơn vị cấp xã các địa phương đề nghị không thực hiện sắp xếp do các yếu tố khách quan và chủ quan chưa thể thực hiện sắp xếp trong năm 2024. Có 664 đơn vị cấp xã thực hiện sắp xếp.
Bên cạnh đó, có 298 đơn vị cấp xã liền kề, 134 đơn vị cấp xã thuộc diện khuyến khích đã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Như vậy, có tổng số 1.178 đơn vị cấp xã thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025.
Sau khi sắp xếp 1.178 đơn vị, số đơn vị cấp xã trong cả nước từ 10.598 đơn vị giảm xuống còn 10.035 đơn vị (giảm 563 đơn vị).
Đồng thời, đã thành lập mới, nâng cấp 137 đơn vị đô thị để thúc đẩy tốc độ đô thị hóa, góp phần tạo ra một diện mạo mới về hệ thống tổ chức đơn vị đô thị.
Cũng theo Bộ Nội vụ, tuy giảm 9 đơn vị cấp huyện, 563 đơn vị cấp xã nhưng vẫn có nhiều đơn vị cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp vẫn chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đối với cấp huyện, trong 29 đơn vị cấp huyện hình thành mới sau sắp xếp vẫn còn 2 đơn vị không đạt tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số; 5 đơn vị đạt tiêu chuẩn theo nghị quyết số 35/2023 nhưng chưa đạt tiêu chuẩn theo nghị quyết số 1211/2016.
Đối với cấp xã, trong 615 đơn vị hình thành mới sau sắp xếp vẫn còn 185 đơn vị không đạt tiêu chuẩn về diện tích và quy mô dân số; 203 đơn vị đạt tiêu chuẩn theo nghị quyết 35/2023 nhưng chưa đạt tiêu chuẩn theo nghị quyết 1211/2016.
Thời gian tới, Chính phủ đã yêu cầu các địa phương rà soát, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng phương án tổng thể về sắp xếp đơn vị cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2026 - 2030.
Cụ thể, về số liệu quy mô dân số, diện tích, nghiên cứu xây dựng phương án bảo đảm đơn vị dự kiến hình thành sau sắp xếp đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định và đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của việc sắp xếp đơn vị.
Trong đó lưu ý số lượng đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025 nhưng địa phương đề nghị chưa sắp xếp thì cần được rà soát để bảo đảm thực hiện sắp xếp tối đa trong giai đoạn 2026 - 2030.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.