Ngày 17/2, hàng nghìn người Senegal đã biểu tình ôn hòa tại thủ đô Dakar, một dấu hiệu xoa dịu khủng hoảng sau hai tuần quốc gia Tây Phi này ở trong tình trạng căng thẳng liên quan việc trì hoãn bầu cử.
Sau hai tuần 'căng như dây đàn', tình hình Senegal có dấu hiệu dịu lại cùng lời hứa của Tổng thống. AP |
Người biểu tình tuần hành ôn hòa ở Senegal ngày 17/2. (Nguồn: AP) |
AFP đưa tin, những người biểu tình mặc áo phông có in dòng chữ "Aar Sunu Election" ("Hãy bảo vệ cuộc bầu cử của chúng ta") - tên của tập thể công dân kêu gọi biểu tình, hoặc khoác lên mình màu sắc quốc kỳ của Senegal, và giương cao những biểu ngữ như “Tôn trọng lịch bầu cử”, “Không đảo chính hiến pháp” hay “Senegal tự do”.
Tin liên quan |
Bất ổn dâng cao, Senegal buộc phải tạm đóng cửa các lãnh sự quán ở nước ngoài Bất ổn dâng cao, Senegal buộc phải tạm đóng cửa các lãnh sự quán ở nước ngoài |
Các hiến binh tuần tra toàn bộ khu vực diễn ra cuộc biểu tình, nhưng không giống như các cuộc biểu tình bị cấm trước đây, họ không mặc đồ chống bạo động.
Kể từ đầu tháng 2, phe đối lập đã kêu gọi một “cuộc đảo chính hiến pháp” khi chính phủ quyết định hoãn cuộc bầu cử tổng thống, dự kiến diễn ra vào ngày 25/2.
Tuy nhiên, hôm 15/2, Hội đồng Hiến pháp Senegal đã vô hiệu hóa quyết định của chính phủ và yêu cầu tổ chức bầu cử “càng sớm càng tốt”.
Ngày 16/2, Tổng thống Senegal Macky Sall đã cam kết "thực hiện đầy đủ quyết định của Hội đồng Hiến pháp, không chậm trễ tiến hành các cuộc tham vấn cần thiết để tổ chức cuộc bầu cử tổng thống càng sớm càng tốt”.
Với lời hứa của ông Sall, tình hình ở Senegal đã thay đổi, trở nên hòa bình hơn, bằng chứng là sự cho phép cuộc biểu tình nói trên được diễn ra.
Lãnh đạo đảng đối lập Tunisia, ông Lotfi Mraihi, người tuyên bố ý định tranh cử trong cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào tháng 10 ở Tunisia, đã bị cảnh sát bắt giữ vì nghi ngờ rửa tiền.
Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và đi lại đối với giới lãnh đạo quân sự Niger - những người đã lật đổ Tổng thống Mohamed Bazoum.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo đối với một loại siro ho có chất độc hại do Ấn Độ sản xuất được bán ở Quần đảo Marshall và Micronesia.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 25/5 cho biết ông không hoan nghênh ý tưởng về một quân đội duy nhất của Liên minh châu Âu (EU) vì đó là sự 'sao chép' của liên minh này.
Liên minh nổi dậy Myanmar thông báo kiểm soát thị trấn Laukkai gần biên giới với Trung Quốc sau nhiều tuần giao tranh với quân đội.
Hàng loạt quốc gia, tổ chức quốc tế lên án vụ tập kích bệnh viện ở Dải Gaza khiến ít nhất 500 người chết, kêu gọi làm rõ sự việc.
Chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thể hiện quyết tâm của hai nước bện những sợi tơ thành đường dây lụa kết nối khu vực vì hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Israel đang lo lắng trước thông tin Mỹ có thể sắp công bố các biện pháp trừng phạt đối với tiểu đoàn Netzah Yehuda của IDF.
Băng đảng Mexico bắt cóc 14 người, trong đó có trẻ em, để yêu cầu dân làng Texcaltitlan giao ra những người dẫn đầu cuộc đánh đuổi nhóm tội phạm.