Người dân Palestine đã trải qua cuộc chạy trốn khỏi Israel năm 1948, nay họ đã kiệt sức để tiếp tục cuộc ra đi lần 2 về phía Nam của Gaza.
Từ ngôi nhà của mình ở Los Angeles (Mỹ), Mohammed Abujayyab đã tìm cách giúp đỡ bà ngoại và những người thân khác sống sót sau trận oanh tạc của Israel và anh đã kiệt sức. Ký ức những câu chuyện về cuộc ra đi của bà ngoại 75 năm trước vẫn chưa bao giờ rời xa anh.
Theo tờ New York Times, suốt 6 ngày, Abujayyab đã ở lì trong căn hộ tại Los Angeles của mình, mất ngủ và khủng hoảng, anh dán mắt vào tivi và gửi tin nhắn vào điện thoại. Kỹ sư phần mềm 39 tuổi này đang cố gắng cứu bà của mình, người đang ở Gaza.
Vào thời điểm đó, máy bay chiến đấu của Israel đã thả 6.000 quả bom xuống Gaza để đáp trả các cuộc tấn công tàn khốc của Hamas vào ngày 7-10. Toàn bộ các khu dân cư ở Gaza đã bị san bằng và số người chết được báo cáo tăng lên hàng trăm mỗi ngày.
Israel vừa ra lệnh cho hơn một triệu cư dân ngay lập tức rời bỏ nhà cửa ở phía bắc Gaza và di chuyển về phía nam.
Trong cuộc trò chuyện trên nhóm WhatsApp gia đình, anh Abujayyab đã khuyên bà ngoại 88 tuổi của mình, Rifa'a, tham gia vào cuộc ra đi. Nhưng bà từ chối.
Anh giải thích bà của anh đã có cuôc ra đi một lần vào năm 1948. Bà là một trong 700.000 người Palestine trốn chạy hoặc bị trục xuất khỏi nhà của họ sau khi nhà nước Israel được thành lập.
Cuối cùng bà đến Gaza, dải đất ven biển đông đúc, nơi bà trải qua phần lớn cuộc đời mình dưới sự chiếm đóng và kiểm soát của Israel. Bây giờ sau 75 năm, bà không còn ý định ra đi nữa. Bà nói thà ở lại chết trong nhà còn hơn.
Gaza - dải đất bụi bặm nhỏ bé, bản lề giữa Trung Đông và Châu Phi - lịch sử trong hơn một thế kỷ đã luôn bị các thế lực khác nhau kiểm soát: đầu tiên là đế chế Ottoman, sau đó là Anh, Ai Cập và cuối cùng là Israel.
Kể từ năm 2007, Hamas cai trị Gaza - đây là một tổ chức chính trị và quân sự Hồi giáo.
Khoảng 80% trong số 2,1 triệu dân của vùng đất này là những người tị nạn - những người Palestine bị buộc rời khỏi Israel vào năm 1948 và hậu duệ của họ.
Azmi Keshawi, một nhà nghiên cứu về Gaza thuộc tổ chức nghiên cứu Crisis Group, cho biết những người Palestine luôn mang trong lòng nỗi đớn đau khôn nguôi khi bị đuổi khỏi quê cha đất tổ xa xưa.
Ông Keshawi nói nếu bạn hỏi một cậu bé 10 tuổi đến từ đâu, cậu ấy sẽ cho bạn biết tên ngôi làng, lịch sử và vùng đất của họ. Đây là nền giáo dục được truyền từ đời ông nội sang đời cha, con. Phần lớn người tị nạn ở Gaza vẫn có chìa khóa và giấy tờ về ngôi nhà cũ của họ ở Israel.
Trong sâu thẳm, họ có một niềm mong đợi rằng "một ngày nào đó chúng tôi sẽ quay trở lại". Đó là tấm thẻ căn cước tồn tại mãi trong đầu họ.
Bayan Abusultan, một nhà báo 27 tuổi đến từ Gaza, cho biết trên mạng xã hội: “Cha mẹ tôi và tôi sẽ không lặp lại sai lầm của Nakba”. (Nakba, hay “thảm họa”, là cách người Palestine mô tả các biến cố năm 1948)
Trong một video đăng lên Instagram, một người đàn ông Gaza có nhà bị đánh bom cũng bày tỏ thái độ thách thức tương tự. Khi được hỏi liệu anh có sẵn sàng tị nạn ở Sinai hay không, anh trả lời: “Tất nhiên là không”.
Ông ấy nói thêm: “Tôi thà chết chứ không di cư lần hai”
Không có hàng rào trong những thập kỷ đầu tiên sau khi Israel đánh bại các nước khác trong cuộc chiến năm 1967, chiếm Gaza.
Bà Sara Roy, một học giả về Gaza tại Harvard, nhớ lại hàng rào xuất hiện vào những năm 1980. Khi các cuộc đình công và biểu tình chống chiếm đóng ngày càng gia tăng, Israel đã hạn chế di chuyển khỏi Gaza. Một hàng rào khiêm tốn bắt đầu mọc lên
Gaza đã bị tàn phá bởi các trận chiến giữa quân đội Israel và các chiến binh Hamas vào năm 2008, 2012, 2014 và 2021.
Đến năm 2015, quy mô nền kinh tế đã giảm một nửa và tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 60%. Các bác sĩ tâm thần báo cáo tỉ lệ mắc bệnh tâm thần cao, đặc biệt là ở phụ nữ và trẻ em.
Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Nam Sudan kiêm Trưởng phái bộ UNMISS đánh giá cao đóng góp của cán bộ chiến sỹ quân y Bệnh viện dã chiến cấp 2 và cảnh sát gìn giữ hòa bình Việt Nam tại UNMISS.
Trên hành trình trao đi 1.000.000 đôi giày cho trẻ em nghèo trên khắp Việt Nam, chiến dịch “ NÂNG BƯỚC CHÂN EM” của GOYA với thông điệp “ Cứ một đôi giày/dép GOYA được bán ra là quý khách đã đóng góp thêm cho một trẻ em nghèo có giày để đi” đã dừng chân tại 3 điểm trường xa xôi tại huyện nghèo biên giới Si Ma Cai của tỉnh Lào Cai.
Người phát ngôn EU nhấn mạnh các vụ đụng độ ở biên giới Armenia-Azerbaijan 'một lần nữa cho thấy trong trường hợp không có biên giới phân định, đường ranh giới năm 1991 phải được tôn trọng.'
Nội dung trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 21 về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy, ban hành ngày 12/3. Công điện nêu rõ, hồi 9h43 ngày 12/3, xảy ra vụ cháy nhà cao tầng tại khu vực ngã bảy Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội). Đây là địa điểm kinh doanh tập trung đông người, dân cư đông đúc, nơi có số lượng rất lớn người và phương tiện qua lại. Vụ hoả hoạn gây hoang mang, lo lắng cho Nhân dân. Về việc này, người...
Liên minh Lực lượng Tự do và Thay đổi ở Sudan kêu gọi khởi động một tiến trình chính trị nhằm chấm dứt ngay lập tức cuộc xung đột và bảo vệ dân thường theo luật nhân quyền quốc tế.
Lực lượng Ukraine đã rút khỏi thị trấn chiến lược Chasiv Yar có thể mở đường cho Nga tiến sâu hơn ở các khu vực thuộc vùng Donetsk.
Tổng thống Indonesia khẳng định, về lâu dài, vai trò của nghị viện cũng cần thiết trong việc xây dựng chương trình nghị sự ASEAN 2045, giúp ASEAN phản ứng nhanh và kiên cường hơn trước các thách thức.
Đã bắt được cá sấu 14kg trên sông gây xôn xao ở Bạc Liêu; Diện mạo mới của du lịch đêm Cần Thơ; Bến phà Vàm Cống hoạt động trở...
Nga tuyên bố, yêu sách của Mỹ đòi chủ quyền 1 triệu km2 diện tích đáy biển sẽ vi phạm luật pháp quốc tế.