Phiên tòa dự kiến diễn ra từ ngày 29/11 đến 1/12.
Bị cáo Nguyễn Minh Quân (cựu Giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức) và Nguyễn Văn Lợi (Giám đốc Công ty Nguyễn Tâm) bị xét xử về tội Tham ô tài sản và Rửa tiền.
Chủ tọa phiên tòa là ông Phạm Lương Toản. Đại diện VKSND TP.HCM tham gia phiên tòa theo sự phân công của VKSND tối cao là bà Ngô Thị Chất, bà Nguyễn Thị Lan, ông Nguyễn Khánh Nam, ông Nguyễn Hồng Hiệp.
Ngoài bị hại là Bệnh viện TP Thủ Đức, tòa còn triệu tập 38 cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đến phiên xử, trong đó có UBND TP Thủ Đức, Sở Y tế TP.HCM…
TAND TP.HCM cũng triệu tập đến phiên tòa Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Bộ Y tế, Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự TP.HCM là Người định giá. Tất cả 9 bị cáo trong vụ án đều có luật sư bào chữa.
Theo cáo trạng, để can thiệp thâu tóm toàn bộ gói thầu, Nguyễn Minh Quân (lúc này là Giám đốc BV Thủ Đức) đã chỉ đạo Nguyễn Văn Lợi (người làm thuê cho vợ chồng Quân) thành lập các công ty "sân sau" gồm: Nguyễn Tâm, Trung Dung, Thanh Vương SG và Ngọc Đạo.
Quân chỉ đạo Lợi giao cho nhân viên lập các hợp đồng mua bán khống, lòng vòng giữa các công ty này để nâng giá thiết bị máy móc. Sau đó, sử dụng ba công ty trong nhóm bốn công ty mà Lợi quản lý để nộp hồ sơ dự thầu với giá máy móc thiết bị đã được nâng khống. Khi làm hồ sơ tham gia đấu thầu, Lợi cố tình làm một hồ sơ có tiêu chí tốt hơn hai bộ còn lại, mục đích để công ty trúng thầu.
Cáo trạng cũng xác định bị can Quân đã lợi dụng vị trí giám đốc, người đứng đầu bệnh viện để chỉ đạo, gây sức ép với nhân viên dưới quyền; đã “thông thầu, gian lận trong đấu thầu, không đảm bảo minh bạch trong hoạt động đấu thầu”.
Từ năm 2016 đến năm 2020, nhóm bốn công ty do Lợi quản lý đã tham gia đấu thầu và mặc định là đơn vị trúng 27/28 gói thầu tại BV Thủ Đức, tổng giá trị hơn 345,2 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá mua và các chi phí số tiền bị can Quân chiếm đoạt là 103,6 tỷ đồng.
Để che giấu nguồn tiền đã chiếm đoạt, Quân chỉ đạo Lợi rút tiền mặt, chuyển khoản vào tài khoản của Quân và bị can Diễm hoặc chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của công ty mà vợ chồng Quân mua nhà đất.
Đối với bị can Nguyễn Trần Ngọc Diễm, theo cáo trạng, Diễm đã yêu cầu Lợi chuyển hơn 67,9 tỷ đồng cho mình. Trong đó, Quân và Diễm sử dụng 51,7 tỷ đồng mua bất động sản.
Trên đường đạp xe đi qua cầu tràn, em Lương Thế Vinh húc trúng trụ bê tông bên mép cầu nên ngã xuống sông mất tích.
Chiếc xe cứu thương vừa tới sảnh phòng cấp cứu của bệnh viện thì có một tiếng nổ lớn, rồi xe bốc cháy.
Nhiều ngày qua, 174 phụ huynh có con học lớp 10 trường THPT Tô Hiến Thành đứng ngồi không yên vì lo không tìm được trường để chuyển học cho con. Phát ốm vì con học “chui” Chị Nguyễn Thị H (ở quận Hà Đông) cho biết, con trúng tuyển vào trường bằng phương thức xét tuyển học bạ. Trước khi nộp hồ sơ, chị đã đến tận cơ sở của trường ở Văn Quán, quận Hà Đông để tìm hiểu về cơ sở vật chất, chương trình học cũng như thông tin tuyển sinh. Đầu năm học...
Liên tiếp trong vòng 3 ngày, hai vụ cháy trong công ty gỗ tại Bình Dương khi các công nhân đang bảo trì máy khiến họ bị thương.
TP - Từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025 đến nay, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chú trọng đến việc xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện và tổ chức triển khai, quán triệt, nghiên cứu, học tập, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương trong toàn tỉnh, bảo đảm khoa học, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị.
1. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép Theo Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa trái phép sẽ bị xử phạt như sau: Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng. Hành vi này sẽ bị các mức phạt tương ứng với diện tích, cụ thể: Dưới 0,5ha, bị phạt từ 2 đến dưới 5 triệu đồng; Từ 0,5 đến dưới 1ha, bị phạt từ 5 đến dưới 10 triệu đồng; Từ 1ha đến dưới 3ha, bị phạt từ 10...
Cầu 500 tỉ nối Bình Chánh với Nhà Bè (TP.HCM) dự kiến thông xe dịp 2-9, rút ngắn khoảng cách giữa hai huyện ngoại thành.
Con của thương binh là một trong những đối tượng được cộng điểm ưu tiên khi tuyển sinh đại học.
'Khó khăn lớn nhất trong triển khai dự án đường vành đai 4 là thiếu đất đắp phục vụ dự án ở hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh. Tuy nhiên, có thể thay thế bằng cát đắp theo trả lời của các bộ. Hà Nội đã chỉ đạo rà soát bổ sung các mỏ cát phía đông sát hai tỉnh để sẵn sàng hỗ trợ'.