Trong số 63 tỉnh, thành có 6 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, Huế.
Theo yêu cầu của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đã giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng nghiên cứu định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (bao gồm Nghị quyết 1211/2016 và Nghị quyết 27/2022), các thành phố trực thuộc trung ương cũng có tiêu chuẩn riêng.
Trong đó các TP này phải có quy mô dân số là từ 1 triệu người trở lên; diện tích tự nhiên là 1.500 km2 trở lên. Số đơn vị hành chính trực thuộc là có từ 9 đơn vị, tỉ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 2 quận.
Các TP này phải được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
Như vậy nếu áp theo tiêu chuẩn về đơn hành hành chính được quy định tại các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có thành phố vẫn chưa đạt được tiêu chí về quy mô diện tích là từ 1.500 km2 trở lên.
Bao gồm có Đà Nẵng (diện tích tự nhiên là 1.285 km2; dân số là 1,27 triệu người); Cần Thơ (diện tích tự nhiên là 1.440 km2; dân số là 1,5 triệu người). Các TP khác đều đáp ứng yêu cầu tiêu chí của TP trực thuộc TƯ, song hầu hết có diện tích tương đối nhỏ, trong khi quy mô dân số khá lớn.
Trong đó Hà Nội (diện tích tự nhiên là 3.345 km2; dân số là 8,5 triệu người); Hải Phòng (diện tích tự nhiên là 1.562 km2; dân số là 2,11 triệu người); TP.HCM (diện tích tự nhiên là 2.096 km2; dân số là 9,5 triệu người).
Ngoại trừ Huế mới được công nhận là TP trực thuộc Trung ưng có diện tích lớn với 4.947 km2 nhưng dân số ít là 1,16 triệu người.
Trước nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của các TP trực thuộc trung ương, đặt ra những yêu cầu cần mở rộng quy mô đủ lớn để huy động các nguồn lực, tạo ra không gian phát triển mới. Thực tế, nhìn vào quá trình phát triển của các địa phương cho thấy, nhiều TP có lịch sử chia tách, sáp nhập trải qua giai đoạn dài để đáp ứng yêu cầu này.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính đã được mở rộng vào năm 1961 với diện tích 584 km2 và 91.000 dân.
Đến năm 1978, Quốc hội phê chuẩn mở rộng địa giới, sáp nhập thêm các huyện Ba Vì, Thạch Thất, Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây và một số xã của huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Thường Tín; huyện Mê Linh và Sóc Sơn… với dân số lên tới 2,5 triệu người.
Đến năm 1991, ranh giới của Hà Nội điều chỉnh khi trả 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình (cũ) cho Hà Tây và Mê Linh được nhập vào Vĩnh Phú. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành, 5 huyện ngoại thành với diện tích tự nhiên 924 km2.
Một dấu mốc lịch sử của Hà Nội khi tháng 5-2008, Quốc hội thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô và các tỉnh. Toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) được nhập về Hà Nội. Lúc này, Thủ đô có diện tích 3,3 triệu km2 và dân số 6,2 triệu người.
Với TP.HCM với tên gọi sau năm 1975 là TP Sài Gòn - Gia Định có 18 quận, 5 huyện, có số dân khoảng 3,4 triệu người. Năm 1976 TP đổi tên là TP.HCM, có huyện Côn Sơn (nay là Côn Đảo) trực thuộc TP. Đến năm 1978 sáp nhập thêm huyện Duyên Hải của tỉnh Đồng Nai, nay là huyện Cần Giờ). Năm 1997 thành lập quận Thủ Đức, Quận 2, Quận 9, Quận 7, Quận 12; năm 2003 thành lập quận Bình Tân, quận Tân Phú.
TP Thủ Đức thuộc TP.HCM được thành lập năm 2020, sáp nhập nhiều đơn vị hành chính cấp xã phường. Đến nay, TP có 22 đơn vị hành chính cấp huyện và là TP đông dân nhất cả nước nhưng có diện tích khá nhỏ, nên mật độ dân số cao nhất nước với 4.544 người/km2, gấp 1,7 lần so với Hà Nội.
Hải Phòng là TP có vị trí quan trọng, chiến lược, là đầu mối giao thông đường biển của phía Bắc và là một trong ba TP trực thuộc trung ương đầu tiên của Việt Nam sau năm 1975. Lịch sử đơn vị hành chính của địa phương này chủ yếu là quá trình sắp xếp, hợp nhất trong địa bàn TP, với 15 đơn vị hành chính cấp huyện.
Đà Nẵng sau năm 1975 là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Đến tháng 11-1996, Quốc hội khóa IX đã thông qua Nghị quyết cho phép tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Về địa giới hành chính, TP Đà Nẵng mới bao gồm TP Đà Nẵng trước đây, huyện Hòa Vang và huyện đảo Hoàng Sa.
Cần Thơ trước là TP Cần Thơ thuộc tỉnh Hậu Giang được thành lập vào năm 1976. Tỉnh này tồn tại đến năm 1991 thì chia tách ra ra làm tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. TP Cần Thơ dược thành lập năm 2003 sau khi chia tỉnh Cần Thơ thành TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
TP Huế là tỉnh Thừa Thiên Huế, được thành lập vào năm 1989 trên cơ sở chia tỉnh Bình Trị Thiên thành 3 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Huế trở thành TP trực thuộc TƯ thứ sáu của Việt Nam từ ngày 1-1-2025 với diện tích tự nhiên lớn nhất nhưng lại có ít dân cư nhất và 9 đơn vị hành chính cấp huyện.
Sông Lô cạn trơ đáy, lộ nhiều bãi đá ngầm nên Công an tỉnh Phú Thọ khuyến cáo người dân tham gia giao thông đường thủy tuân thủ quy định an toàn, neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn, không cản trở, lấn chiếm luồng chạy tàu, phòng ngừa tai nạn xảy ra.
Hoàng Thanh Sơn và đồng phạm bắt nhốt, tra tấn 'man rợ' lập trình viên người nước ngoài để, ép viết game đánh bạc online theo yêu cầu.
Trường đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ mở phân hiệu tại tỉnh Khánh Hòa.
Người phụ nữ cầm đầu và đồng phạm đã mua bán trái phép tài khoản ngân hàng, che giấu nguồn gốc giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng của nhóm tội phạm ở Campuchia.
Tuyến metro số 1 có lượng lớn người dân đi tàu, vận hành tương đối ổn định, tuy nhiên có một số vấn đề cần giải quyết sớm để hoàn thiện hơn.
Chạy trên đoạn đèo ở huyện Bắc Yên, xe đầu kéo bất ngờ đâm đổ lan can, lao xuống vực sâu khoảng 100 m khiến một người chết, chiều 24/2.
Sở Cứu hỏa Gwangju Bukbu phá cửa nhà tìm kiếm người bị nạn trong vụ cháy tòa nhà và hiện bị cư dân đòi bồi thường 8 triệu won (143 triệu đồng) tiền sửa ổ khóa.
Từ ngày 25/3 đến ngày 21/4, TAND cấp cao tại TPHCM dự kiến sẽ đưa ra xét xử phúc thẩm vụ đại án Vạn Thịnh Phát - giai đoạn 2.
Chiều 24/2, 5 sĩ quan nhận quyết định tham gia gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, trong đó một người đến Nam Sudan, 2 người đến Abyei và 2 người đến Trung Phi.