Sáp nhập hơn 600 phường xã, đừng xem nhẹ cách đặt tên

09:10 17/03/2024

Những ngày vừa qua, Đà Nẵng lần đầu công bố kế hoạch sáp nhập và dự kiến các tên gọi đơn vị hành chính mới đã nhận được vô số sự quan tâm của dư luận. Trong hai năm tới, dự kiến cả nước có hơn 600 đơn vị hành chính xã mới sau khi sáp nhập.

Địa bàn phường Thạc Gián trước đây có một phần phường Vĩnh Trung và phường Chính Gián hiện nay. Trong ảnh: bờ hồ Thạc Gián - Ảnh: TR.TRUNG

Ngoài việc sắp xếp cán bộ, trụ sở, tài sản, đất đai sau khi sáp nhập thì việc chọn tên mới cũng là vấn đề hệ trọng không kém.

Vậy làm thế nào để việc đặt tên phường đạt được sự đồng thuận, giảm phiền hà cho dân?

Muôn vàn kiểu đặt tên mới

Chỉ tính riêng việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Đà Nẵng, có 17 phường tiến hành sáp nhập thành 8 phường. Có những phường ở quận trung tâm Hải Châu vì không đủ diện tích nên nhập ba phường gồm Phước Ninh, Nam Dương và Bình Hiên thành đơn vị hành chính mới có tên là Nam Bình Phước hoặc Nam Phước.

  • Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về sáp nhập huyện, xã trên cả nướcĐỌC NGAY

Cũng có những trường hợp sử dụng lại tên gọi của vùng đất này vào giai đoạn trước đó như dự kiến sáp nhập phường Tam Thuận với Xuân Hà (quận Thanh Khê) đặt tên gọi mới là phường Hà Tam Xuân. Còn tại quận Sơn Trà, dự kiến sáp nhập phường An Hải Đông và An Hải Tây, tên gọi mới là phường An Hải Nam.

Địa danh là hồn cốt của một vùng đất, theo tiến sĩ Lê Thị Mai - giảng viên khoa lịch sử Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng, việc đặt tên đơn vị hành chính mới cần phải tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng. Đặc biệt là sao cho việc chọn đặt tên xã phường mới phải đảm bảo lưu giữ lại được dấu ấn của lịch sử - văn hóa truyền thống nơi đây.

Lẽ thường phải xem xét các địa danh cổ, các xứ đất cổ, các làng lớn, làng cổ nổi tiếng thuộc địa bàn của các phường, xã đó để chọn tên mới. Đà Nẵng đã làm điều này khi không có tên phường 1, phường 2 mà chọn tên các địa danh cổ làm tên đơn vị hành chính như phường Khuê Trung, phường Thạc Gián, Thạch Thang.

Đồ họa: N.KH.

"Gánh theo tên xã" nhưng phải... nhẹ nhất

Với truyền thống "gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân" của người dân Việt, ông Bùi Văn Tiếng - chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Đà Nẵng, nguyên trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng - cho rằng tên gọi của đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là vấn đề lớn.

Không phải ngẫu nhiên mà Bộ Nội vụ từng khuyến cáo Đà Nẵng - và chắc không chỉ Đà Nẵng mà còn là vấn đề sắp tới ở 63 tỉnh thành - cần làm thế nào để việc đặt tên các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải tạo được sự đồng thuận.

Hiện nay các nơi mới chuẩn bị phương án dự kiến nêu trong kế hoạch tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2025. Để đi đến thống nhất còn trải qua nhiều khâu, nhiều bước.

Tuy nhiên qua cách gợi ý tên phường ở Đà Nẵng, ông Tiếng cho rằng trường hợp sáp nhập phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 thì nên coi đây là sự hợp nhất. Nhưng chính quyền không đặt lại tên cũ là Hải Châu (Hải Châu chánh xã có nguồn gốc từ làng Hải Châu, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa), mà lại đặt Hải Châu 1 có lẽ do ngại trùng với tên quận.

"Có lẽ chính quyền tính tới việc giảm rắc rối giấy tờ liên quan. Tuy nhiên theo tôi, tên phường trùng với tên quận cũng có sao đâu. Giống như TP Quảng Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi, TP Hà Tĩnh của tỉnh Hà Tĩnh..." - ông Tiếng nói.

  • Cần Thơ chuẩn bị sáp nhập 4 phường thuộc quận trung tâm thành phố

  • Hà Nội nêu lý do không nên sáp nhập quận Hoàn Kiếm

  • Sau hơn 20 năm chia tách, hai huyện của Bà Rịa - Vũng Tàu lại sáp nhập

Đối với tên phường đặc biệt lạ lẫm như Hà Tam Xuân ở Đà Nẵng, ông Tiếng cho biết ở quận Thanh Khê, hồi tháng 10-1955, quận II thị xã Đà Nẵng (tương ứng với địa bàn quận Thanh Khê ngày nay) gồm 10 khu phố: Thạc Gián, Hà Khê, An Khê, Phú Lộc, Phục Đán, Chính Trạch, Xuân Đán, Tam Tòa, Thanh Khê, Xuân Hòa. Đến tháng 1-1973 điều chỉnh còn năm phường: Chính Gián, Thạc Gián, An Khê, Thanh Lộc Đán, Hà Tam Xuân.

Như vậy Hà Tam Xuân từng là tên gọi khi hợp nhất ba đơn vị Hà Khê, Xuân Đán và Tam Tòa. Do vậy nếu nay tiếp tục là tên gọi khi hợp nhất Xuân Hà và Tam Thuận thì cũng phù hợp.

Ông Tiếng cho rằng cần xác định quan điểm xuyên suốt của việc đặt tên là làm sao phải giữ được yếu tố lịch sử. Tên phường mới phải làm sao giữ được 1-2 từ tố cổ xưa liên quan đến vùng đất. Và nếu có thể, khi hai phường mà nhập lại, giữ y một tên phường mà tên đó có từ tố liên quan đến phường kia là phương án tốt nhất vì tránh xáo trộn giấy tờ.

"Lấy từ đầu hoặc cuối của các tên cũ ghép lại thành tên mới cũng là cách người ta thường làm. Tuy nhiên trường hợp này chỉ nên dùng khi khó khăn trong việc tạo sự đồng thuận, không tìm được tiếng nói chung" - ông Tiếng nói.

Coi việc xác định tên gọi đơn vị hành chính mới là rất hệ trọng, bởi tên gọi địa danh là lịch sử, là dấu vết, là quá trình khai phá của cha ông.

Sẽ tổ chức lấy ý kiến của cử tri

Theo lộ trình trong phương án dự kiến nêu trong kế hoạch tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong giai đoạn 2023 - 2025 thì UBND TP Đà Nẵng, UBND cấp huyện triển khai xây dựng Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025, Đề án điều chỉnh địa giới hành chính quận Thanh Khê và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc quận Thanh Khê. Đồng thời sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri, trình HĐND TP thông qua trước khi trình Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Đặt tên phường, xã cần tham vấn chuyên gia

Cán bộ UBND phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM) làm thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Cuối năm 2024, UBND TP.HCM có tờ trình gửi Bộ Nội vụ về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030. Ở giai đoạn này, TP.HCM không có quận huyện nào phải sắp xếp. Riêng chỉ có huyện Nhà Bè và quận 6 dù thuộc diện cần sắp xếp nhưng có yếu tố đặc thù nên cũng không sắp xếp. Tuy nhiên lại có 129 xã, phường, thị trấn thuộc diện sắp xếp, sáp nhập, có 49 phường thuộc diện đặc thù nên không cần sắp xếp.

Theo UBND TP.HCM, mặc dù việc sắp xếp sẽ làm tinh gọn bộ máy, phát huy tiềm năng lợi thế của các địa phương nhưng do số lượng sắp xếp lớn nên sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, việc đặt tên cho các phường, xã sau khi sắp xếp cũng là vấn đề cần lưu tâm để công tác quản lý được thuận tiện nhất.

Việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp được quy định tại nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2023. Trong quy định, việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri. Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.

Theo TS Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị TP.HCM) công tác nghiên cứu lựa chọn và đặt tên các phường, xã sau khi sáp nhập là vấn đề cần được ưu tiên "đi trước". Thông thường sẽ đặt tên theo cách ghép hai tên cũ lại với nhau; đặt tên mới nhưng vẫn lấy từ gốc của tên cũ hoặc đặt hoàn toàn mới. Dù với cách nào, đều dẫn tới nhiều khó khăn cho người dân khi thay đổi các giấy tờ.

Theo ông Nguyên, để các địa phương tự lựa chọn dễ xảy ra tình trạng "mỗi nơi một logic" khác nhau. Nên khi quyết định đặt tên mới hoàn toàn, địa phương cần tham vấn ý kiến từ các chuyên gia văn hóa, lịch sử, xã hội học, ngôn ngữ học... để đưa ra phương án. Làm sao hướng cuối cùng của việc đặt tên là tạo ra sự thuận lợi nhất cho người dân.

Cần thiết UBND TP có thể tận dụng Hội đồng đặt mới, sửa đổi tên đường, công viên, quảng trường hoặc thành lập một hội đồng mới để phụ trách nghiên cứu việc đặt tên cho các đơn vị hành chính thuộc TP.HCM. Hội đồng có nhiệm vụ thu thập, soạn thảo, đề xuất các tên nhân vật lịch sử, văn hóa gắn với địa phương và từ đó lấy ý kiến người dân.

Có thể bạn quan tâm
Phối hợp hỗ trợ người dân phòng ngừa và ứng phó thảm họa, thiên tai, dịch bệnh

Phối hợp hỗ trợ người dân phòng ngừa và ứng phó thảm họa, thiên tai, dịch bệnh

05:00 24/04/2023

Ngày 22/4, tại Cần Thơ, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2023 nhằm đánh giá kết quả hoạt động phòng ngừa, ứng phó thảm họa của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam năm 2022, triển khai kế hoạch ứng phó thảm họa năm 2023.

Vụ một gia đình mất tích trên vùng biển Hải Phòng: Tìm thấy 1 thi thể

Vụ một gia đình mất tích trên vùng biển Hải Phòng: Tìm thấy 1 thi thể

22:40 06/08/2023

Người dân đã phát hiện một thi thể, được xác định là một trong ba người mất tích trong vụ phương tiện QN-3457 TS gặp nạn, mất liên lạc ở vùng biển Cát Hải (Hải Phòng)

Người đàn ông từng mang án giết người, tiếp tục đâm chết 1 quản lý sân bóng

Người đàn ông từng mang án giết người, tiếp tục đâm chết 1 quản lý sân bóng

21:30 06/11/2023

Từng mang án 'Giết người' song ra tù không lâu, Nguyễn Văn Dũng lại tiếp tục phạm trọng tội, gây nên cái chết cho một quản lý sân bóng rồi phải nhận mức hình phạt tử hình.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà điện đàm với Phó Thủ tướng Nga, rà soát tình hình hợp tác song phương

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà điện đàm với Phó Thủ tướng Nga, rà soát tình hình hợp tác song phương

08:30 17/02/2024

Chiều 16/2, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng LB Nga Novak Aleksandr Valentinovich để rà soát tình hình hợp tác song phương thời gian qua, trao đổi về các biện pháp thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Nga trên nhiều lĩnh vực trong thời gian tới.

Hối hả trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết chiều muộn trước ngày vận hành

Hối hả trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết chiều muộn trước ngày vận hành

01:00 19/05/2023

Chiều muộn ngày 18.5, khi chỉ còn khoảng 17 tiếng đồng hồ nữa thì cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết chính thức được vận hành và cho phép ôtô...

Thoát án tử hình nhờ tố giác bộ đội biên phòng vận chuyển ma tuý

Thoát án tử hình nhờ tố giác bộ đội biên phòng vận chuyển ma tuý

17:40 26/04/2024

Trương Ngọc Điệp, 38 tuổi, là người duy nhất thoát án tử hình vì bị một quân nhân lôi kéo vào đường dây vận chuyển 180 kg ma túy do Nguyễn Văn Thơm cầm đầu.

Lịch cúp điện hôm nay ngày 10/11/2023 tại Tây Ninh

Lịch cúp điện hôm nay ngày 10/11/2023 tại Tây Ninh

19:30 09/11/2023

Lịch cúp điện hôm nay ngày 10/11/2023 tại Tây Ninh Lịch cúp điện, cắt điện các khu vực tại Tây Ninh ngày 10/11/2023 được cập nhật từ cổng thông tin Điện lực miền Nam. Lịch cúp điện thành phố Tây Ninh Ngày Khu vực Đơn vị Thông tin 10/11/2023 từ 07h30 - 17h00 Ấp Tân Trung xã Tân Bình. Ấp Thạnh Hiệp xã Thạnh Tân. Ấp Thạnh Trung xã Thạnh Tân. Khu phố Ninh Phước phường Ninh Thạnh; khu phố Hiệp Thạnh, Hiệp Nghĩa phường Hiệp Ninh. Điện lực thành phố...

Phát hiện xe tải vận chuyển 500kg tôm chứa tạp chất

Phát hiện xe tải vận chuyển 500kg tôm chứa tạp chất

02:20 02/10/2024

Kiên Giang - Lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện tài xế xe tải đang vận chuyển 500kg tôm có chứa tạp chất Agar (rau câu).

Dân đạp bùn trên đường 700 tỷ: Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói gì?

Dân đạp bùn trên đường 700 tỷ: Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng nói gì?

09:00 28/10/2023

Liên quan đến sự chậm tiến độ của Dự án Nâng cấp, cải tạo đường 601 (ĐT 601) ảnh hưởng đến cuộc sống người dân, tại cuộc họp thường kỳ của Hội đồng nhân dân tháng 10/2023, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cam kết, dự án này phải được hoàn phải thành dứt điểm cuối năm nay. Nếu không, cán bộ liên quan sẽ bị xử lý. Ông Lê Trung Chinh cũng cho biết, thành phố đang nỗ lực khắc phục sự bất cập, hạn chế trong quản lý, điều hành liên quan...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới