Sáng 19/2, tại phiên làm việc cuối cùng của kỳ họp bất thường, Quốc hội sẽ thông qua loạt chính sách, trong đó có dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương với mô hình chính quyền đô thị và nông thôn.
Theo dự thảo trình Quốc hội trước đó, Chính phủ đề xuất chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND. Trường hợp Quốc hội có quy định về việc không tổ chức cấp chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính cụ thể thì chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính đó là UBND.
Chính quyền địa phương ở nông thôn gồm ba cấp: tỉnh, huyện, xã. Chính quyền địa phương ở đô thị gồm: thành phố trực thuộc trung ương; quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; phường, thị trấn. Chính quyền địa phương tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó.
Qua thảo luận, một số đại biểu đề nghị tiếp tục tổng kết, đánh giá toàn diện việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị ở một số địa phương, trên cơ sở đó đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp.
Tiếp thu ý kiến này, Thường vụ Quốc hội cho biết sẽ phối hợp với Chính phủ tổng kết việc thực hiện mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương trong thời gian qua để có cơ sở đề xuất mô hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp. Các cơ quan sẽ có cơ sở thực hiện tổng thể, đồng bộ, thống nhất trên phạm vi cả nước theo đúng yêu cầu tại các Nghị quyết, Kết luận của Đảng về cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy trong thời gian qua.
Tại dự thảo gửi Bộ Tư pháp thẩm định giữa tháng 1, Bộ Nội vụ đề xuất không tổ chức HĐND cấp quận, phường trên cả nước. Bộ cho rằng ở khu vực đô thị gồm quận, thành phố thuộc tỉnh; phường thuộc quận; phường, xã của thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, không cần thiết tổ chức HĐND. Những đơn vị hành chính này chỉ tổ chức UBND, hoạt động theo cơ chế thủ trưởng hành chính và trực thuộc UBND cấp trên. Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND sẽ do chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp bổ nhiệm. Tuy nhiên, đề xuất này sau đó đã được bỏ.
Tại Điều 3, dự thảo nêu nguyên tác phân loại đơn vị hành chính. Theo đó, việc phân loại là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
Một số đại biểu đề nghị bỏ quy định về phân loại đơn vị hành chính tại Điều 3 vì dễ làm phát sinh sự phân biệt về chính sách giữa các đơn vị hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc phân loại đơn vị hành chính có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để cấp có thẩm quyền hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức phù hợp với điều kiện thực tiễn.
Do đó, việc quy định về phân loại đơn vị hành chính trong dự thảo Luật là cần thiết. Trong quá trình quy định chi tiết về tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính và tổ chức thực hiện nội dung này, các cơ quan sẽ tiếp tục nghiên cứu để có quy định phù hợp, đánh giá khách quan, công bằng về vị trí, vai trò, yêu cầu phát triển của các đơn vị hành chính.
Cũng trong sáng 19/2, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP HCM; Nghị quyết cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Sau đó, các đại biểu tiếp tục biểu quyết thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
Tại phiên bế mạc, các đại biểu sẽ bấm nút thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên và Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Sơn Hà
Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.
Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.
>> Đáp án đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT 2025 tất cả mã đề Thầy Lê Văn Trung, giáo viên chuyên ôn thi ở Hà Nội đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm nay khá vừa sức với học sinh, dự đoán nhiều bài thi đạt điểm 9 và dễ có 'mưa điểm 10'. Đề Vật lý tốt nghiệp cấu trúc 28 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 40 lệnh hỏi; thực hiện trong thời gian 50 phút), được chia làm 3 phần: Phần I gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn; Phần II gồm 4...
Tây Ninh - Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 28 người, Ban Thường vụ gồm 8 người, do ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch.
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food Đặng Thị Phương bị bắt với cáo buộc biến hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng chiều 3/7 cho biết, đoàn đàm phán Việt Nam và Hoa Kỳ đang phối hợp trao đổi để cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.