Ngày 30/6, Nga cho biết nước này thấy không có lý do gì để gia hạn thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen sau ngày 17/7 vì phương Tây đã hành động một cách "thái quá" đối với thỏa thuận này, nhưng đảm bảo xuất khẩu ngũ cốc của Nga sang các nước nghèo sẽ tiếp tục.
'Số phận' bấp bênh của Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, Nga không có lý do gì để gia hạn thỏa thuận |
Các tàu thương mại trong Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen chờ đợi ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ sáng sớm ngày 31/10/2022. (Nguồn: Reuters) |
Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ đã làm trung gian cho Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vào tháng 7/2022 để giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu trở nên tồi tệ hơn do cuộc xung đột Nga-Ukraine và việc phong tỏa các cảng Biển Đen của Ukraine.
Tin liên quan |
Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, Kinh tế Đức đã suy thoái lại thêm rủi ro, 'đầu tàu' châu Âu càng tách rời Trung Quốc, càng phụ thuộc |
Thỏa thuận này cho phép thực phẩm và phân bón được xuất khẩu từ ba cảng của Ukraine là Chornomorsk, Odesa và Pivdennyi (Yuzhny). Thỏa thuận đã được gia hạn ba lần.
Cùng ngày, Liên hợp quốc bày tỏ quan ngại không có chuyến tàu mới nào được thông quan theo thỏa thuận Biển Đen kể từ ngày 26/6 - mặc dù đã có 29 đơn đăng ký, đồng thời kêu gọi tất cả các bên "cam kết tiếp tục và thực hiện hiệu quả thỏa thuận không chậm trễ hơn nữa”.
Người phát ngôn của Liên hợp quốc Farhan Haq cho biết, hiện chỉ có 13 tàu đang bốc hàng tại các cảng của Ukraine hoặc đang di chuyển đến/và đi từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).
Nga và Ukraine là hai trong số các nhà sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới và là những “người chơi” chính trên thị trường lúa mỳ, lúa mạch, ngô, hạt cải dầu, dầu hạt cải, hạt hướng dương và dầu hướng dương. Nga cũng chiếm ưu thế trên thị trường phân bón.
Theo Liên hợp quốc, trong giai đoạn 2018–2020, châu Phi đã nhập khẩu một lượng lúa mỳ trị giá 3,7 tỷ USD (32% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ của châu Phi) từ Nga và 1,4 tỷ USD (12% tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mỳ của châu Phi) từ Ukraine.
Để thuyết phục Nga đồng ý với sáng kiến này, một hiệp ước cũng đã được ký kết vào tháng Bảy năm ngoái, trong đó Liên hợp quốc đồng ý hỗ trợ Nga khắc phục các rào cản đối với các chuyến hàng xuất khẩu thực phẩm và phân bón của họ. Các yêu cầu cụ thể của Nga là Ngân hàng Nông nghiệp Nga (Rosselkhozbank) được kết nối lại với hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT), nối lại việc cung cấp máy móc nông nghiệp và các thiết bị sản xuất cho Nga, đồng thời dỡ bỏ các hạn chế đối với bảo hiểm và tái bảo hiểm.
Các yêu cầu khác bao gồm nối lại đường ống dẫn amoniac Togliatti-Odesa, cho phép Nga bơm hóa chất tới cảng Biển Đen của Ukraine, đồng thời dỡ bỏ phong toả tài sản và tài khoản của các công ty Nga liên quan đến xuất khẩu thực phẩm và phân bón.
Tuy nhiên, Nga cho biết hiện không có tiến triển về bất kỳ yêu cầu nào trong số đó.
Theo đó nhà băng này đấu giá Quyền sử dụng đất tại Thửa đất số: 860, 861; Tờ bản đồ số: 2, Diện tích: 185m2, Hình thức sử dụng: Sử dụng riêng, Mục đích sử dụng đất: Đất trồng lúa-LUA, Thời hạn sử dụng: 10/2033, Địa chỉ: Khu vực 4, Thị trấn Đức Hòa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Giá khởi điểm 2.515.000.000 đồng; tiền đặt cọc trước 10%. Đơn vị tổ chức...
Với niềm đam mê nuôi chó kiểng, đặc biệt là dòng chó Exotic Bully , anh Phạm Thanh Giang (quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ) hiện đã nhân đàn thành...
Dự án Khu dân cư Tân Thịnh ở xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai dù chưa được giao đất, chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nhưng Công ty Cổ phần Đầu tư LDG đã tổ chức thi công 680 căn nhà rồi bán cho 60 khách hàng, thu về hơn 132 tỷ đồng khiến ông Nguyễn Khánh Hưng - Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty LDG - bị bắt.
Chính phủ Nigeria dự kiến công bố một chiến lược toàn diện vào hôm nay, 18/9 để định vị nước này là một bên dẫn đầu trong nền kinh tế Halal.
Phúc thẩm, Cảng Quy Nhơn phải bồi thường hơn 53,48 tỷ đồng Theo bản án phúc thẩm số 31/2022/KDTM-PT ngày 16/12/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng: Công ty Cảng Quy Nhơn (gọi tắt là “Cảng Quy Nhơn”) và Công ty TNHH Vận tải biển Cửu Long (47 Cửu Long, P.2, Q.Tân Bình, TP Hồ Chí Minh - gọi tắt là “Công ty Cửu Long”) ngày 12/10/2016 ký Hợp đồng kinh tế số 274/CUULONG/2016/01.02 (gọi tắt là “Hợp đồng 274”) về thuê tàu lai khai thác ở cảng...
Ngày 30/6, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) tổ chức cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 nhưng bất thành. Nguyên nhân là Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Như Loan không tham dự với lý do sức khỏe, tỷ lệ cổ đông tham dự chỉ đại diện cho hơn 18% vốn điều lệ nên không đủ điều kiện tiến hành. Bà Nguyễn Thị Như Loan hiện sở hữu hơn 101,9 triệu cổ phần QCG, chiếm 37,05% vốn điều lệ doanh nghiệp này. Theo tài liệu cung cấp trước đại hội, hội đồng...
Trong thời gian qua, những người nuôi hàu tại đầm Nha Phu, thị xã Ninh Hòa và người nuôi tôm hùm ở xã Cam Lập, TP Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa phải chịu những thiệt hại nặng nề vì hàu và tôm hùm chết hàng loạt.
Thanh tra tỉnh Quảng Nam kết luận việc cho tập đoàn Mường Thanh thuê đất đã giải phóng mặt bằng không qua đấu giá để thực hiện dự án là không đúng quy định và đã chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra.
Đồng Nai sẽ tăng cường nhân lực kiểm đếm để hoàn thành bồi thường và bàn giao toàn bộ mặt bằng thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu ngay trong năm 2023.