Sang đường - 'bài học vỡ lòng' của người nước ngoài ở Việt Nam

07:00 11/02/2025

Bước xuống đường sau 10 phút quan sát, Geepee vẫn cảm nhận tim đập mạnh khi đi giữa dòng xe cộ lao vun vút ở một ngã tư quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chàng trai người Nigeria vừa bước theo tốp ba người Việt phía trước, vừa giơ tay phải để các tài xế chú ý đến mình. Geepee cho rằng sẽ tốt hơn nếu anh có một cái chai trong tay. Đó là cách sang đường mà anh học được trong hai năm ở Việt Nam.

Trước khi đến Hà Nội năm 2022, Geepee đã xem nhiều video về giao thông ở Việt Nam. "Nó hỗn loạn nhưng trải nghiệm thực tế khiến tôi bất ngờ hơn nhiều lần", anh kể. "Tôi thót tim trước con đường đông kín xe và có vẻ như không tài xế nào muốn dừng lại".

Anh đã ngồi ở vỉa hè để quan sát và thầm ngưỡng mộ, không hiểu sao người Việt có thể qua đường thành công.

Lần đầu tiên Geepee thử sang đường ở ngã tư thuộc quận Hoàn Kiếm nhưng nhận ra mọi thứ không dễ dàng. Những chiếc xe lao đến rất nhanh khiến anh sợ, được vài bước lại quay vào. Có lần, anh bị xe máy đâm phải trong lúc sang đường khiến nỗi sợ tăng lên.

Vài tháng sau, khi quyết định sống ở Hà Nội, anh nhận ra sang đường là "kỹ năng sinh tồn" nên bắt đầu học. Anh trò chuyện người Việt và người nước ngoài sống lâu năm ở đây và biết được vài mẹo hữu ích.

Đầu tiên, anh sẽ bám theo người dân địa phương, đi cùng họ để có cảm giác an toàn hơn. Geepee nhận ra sang đường ở Việt Nam "đừng vội vã nhưng cũng đừng quá do dự". Anh duy trì giao tiếp bằng mắt với các tài xế, đồng thời giơ tay lên để làm tín hiệu.

"Đôi lúc tôi phải hét lớn để họ nhận ra rằng tôi đang sang đường", anh kể. Đồng thời, Geepee cũng phải tập trung, liên tục đảo mắt để giữ khoảng cách an toàn cho mình.

Geepee nằm trong 70% người nước ngoài gặp khó khăn trong việc thích nghi với các quy tắc giao thông, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, theo khảo sát của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC).

Khảo sát của mạng lưới toàn cầu Internations Expat Insider chỉ ra giao thông là một trong những yếu tố gây sốc văn hóa lớn nhất đối với người nước ngoài sống tại Việt Nam. Khoảng 45% người tham gia khảo sát gặp phải các vấn đề liên quan đến giao thông.

Hashtag #how to cross the road in Viet Nam (làm thế nào để sang đường ở Việt Nam) trên các nền tảng mạng xã hội đã nhận hàng nghìn lượt bình luận. Một số YouTuber, TikToker đã thực hiện các video hướng dẫn cách sang đường ở Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt xem.

Peter Hall, 29 tuổi, đã phải tìm đến các video hướng dẫn sau ba tháng sống tại Việt Nam. Cuối năm 2019, anh nhận được hợp đồng làm việc ở TP HCM và không có nhiều thời gian chuẩn bị.

Trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về đến phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, anh nhìn thấy hàng triệu chiếc xe máy quanh mình và không hiểu làm sao người Việt có thể qua đường an toàn.

"Ở những khu vực không có vạch kẻ đường, họ bước đi theo cảm nhận và bản năng", Peter kể. "Thật sự khó khăn để bước qua đoạn đường với những chiếc xe máy như suýt đâm vào mình".

Sau 5 năm ở Việt Nam, Peter tự tin mình đã có thể sang đường như người Việt. Theo anh, điều quan trọng nhất là phải giữ bình tĩnh, bước đi với tốc độ vừa phải và liên tục giơ tay để xin đường. Anh cũng mang kinh nghiệm này hướng dẫn cho gia đình vào cuối năm 2022.

Tương tự, Tamara Hoffman, người Nam Phi, đã nhờ bạn bè ở Việt Nam dạy cách đi xe máy và qua đường khi mới đến đây vào giữa năm 2017. Nữ giáo viên đã sống ở quận Tây Hồ, Hà Nội từng hoảng sợ bởi giao thông hỗn loạn.

Ở quê hương cô, tai nạn giao thông xảy ra thường do người lái xe uống rượu hoặc chạy tốc độ cao. Nhưng ở Hà Nội, cô nghĩ mình không nắm được quy tắc mọi người di chuyển trên đường phố. Cô học cách vẫy tay khi qua đường và đi chậm. "Nếu tôi dừng lại, người khác sẽ va phải tôi", cô nói. "Do đó, cứ việc bình tĩnh xin đường và đi tiếp".

Tamara Hoffman cho biết giao thông ở Việt Nam nhìn có vẻ nguy hiểm nhưng thực tế mọi thứ vẫn vận hành suôn sẻ. Mọi người chỉ cần lái xe với tốc độ vừa phải, giao thông sẽ diễn ra bình thường.

Đó là cũng là cách cô thích ứng với Hà Nội trong khi bạn cô, những người lần đầu đến Việt Nam, vẫn đang vật lộn để sang đường. Cô đã đem kinh nghiệm cho mình gồm bình tĩnh - nhìn thẳng - giơ tay chia sẻ cho họ.

Tết Ất Tỵ 2025, khi đường phố đông đúc hơn, Geepee nhận thấy mọi người vẫn tuân thủ luật giao thông nghiêm ngặt. Anh nghĩ điều này là do chính phủ đã tăng cường các hình phạt với người vi phạm luật giao thông.

"Tôi mong việc qua đường sẽ trở nên đơn giản hơn", anh nhận xét. "Càng làm quen sớm với giao thông Việt Nam giúp tôi thích nghi cuộc sống nhanh chóng".

Ngọc Ngân

Có thể bạn quan tâm
Tình hữu nghị Lào-Việt là biểu tượng mẫu mực trong quan hệ quốc tế

Tình hữu nghị Lào-Việt là biểu tượng mẫu mực trong quan hệ quốc tế

21:45 22/07/2025

Hai bài xã luận mới được Pathet Lao đăng tải nhấn mạnh vai trò đặc biệt của mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện Lào-Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước của hai dân tộc.

'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ Công an nhân dân

'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ Công an nhân dân

17:45 19/07/2025

Lúc 20h10 ngày 20.7, kênh VTV8 sẽ truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật đặc biệt 'Giữ trọn lời thề - Bản hùng ca từ cội nguồn' tôn vinh chiến sĩ CAND.

5 địa chỉ ăn phở đêm ở TP HCM

5 địa chỉ ăn phở đêm ở TP HCM

21:00 16/07/2025

TP HCM có nhiều quán phở đêm giá bình dân, phục vụ đa dạng phở kiểu Bắc, kiểu Nam, từ phở bò, phở gà đến bò viên cho thực khách no bụng giữa đêm khuya.

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng-DIFF 2025: Háo hức chờ đêm chung kết

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng-DIFF 2025: Háo hức chờ đêm chung kết

14:45 11/07/2025

Z121 Vina Pyrotech và Jiangxi Yangfeng là hai đội thi mang dấu ấn riêng biệt cả về phong cách trình diễn lẫn ngôn ngữ pháo hoa, được kỳ vọng sẽ tạo nên một đêm Chung kết thăng hoa của DIFF 2025.

Cuộc gọi cầu cứu của gia đình trong cư xá cháy ở TP HCM

Cuộc gọi cầu cứu của gia đình trong cư xá cháy ở TP HCM

03:45 10/07/2025

Nhận cuộc gọi cầu cứu từ chị gái, Đỗ Trần Nguyệt Ánh (34 tuổi) vội chạy qua hỗ trợ, song bất lực trước ngọn lửa đỏ rực bao trùm căn nhà bên trong có người thân.

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

Anh Trần Hải Phú làm bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh

07:45 09/07/2025

Anh Trần Hải Phú (bí thư Tỉnh Đoàn Long An cũ) được chỉ định chức vụ bí thư Tỉnh Đoàn Tây Ninh. Anh Phạm Văn Hậu làm phó bí thư Tỉnh Đoàn.

Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng

Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng

16:45 08/07/2025

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ Xây dựng vừa tổ chức lễ công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Đoàn Thanh niên Bộ giai đoạn 2025 - 2027. Chị Nguyễn Diệu Linh được chỉ định làm Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Xây dựng giai đoạn 2025 – 2027.

Người dân cầm gậy đuổi đánh cá sấu dài 3 m, cứu cụ ông 80 tuổi

Người dân cầm gậy đuổi đánh cá sấu dài 3 m, cứu cụ ông 80 tuổi

21:45 04/07/2025

Nhìn thấy con cá sấu ngoạm thi thể người đàn ông trong miệng, người dân một ngôi làng ở Indonesia cầm gậy đuổi đánh tới tấp, khiến nó nhả ra nhưng nạn nhân đã tử vong.

Tuổi trẻ Nghệ An dầm mình dưới nước nạo vét, làm sạch khe suối

Tuổi trẻ Nghệ An dầm mình dưới nước nạo vét, làm sạch khe suối

00:00 04/07/2025

Một đoạn khe chảy qua thị trấn Trà Lân (huyện Con Cuông, Nghệ An) bị ô nhiễm được đoàn viên thanh niên cùng các chiến sĩ công an và người dân làm sạch, khơi thông dòng chảy.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale