Sau 3 năm xử lý, hiện nay cơ bản đất ở khu vực sân bay A So (Thừa Thiên Huế) đã sạch chất độc dioxin còn dư lại sau chiến tranh.
Sáng 24-10, Binh chủng Hóa học (Bộ Quốc phòng) đã tổ chức lễ công bố hoàn thành xử lý hiện trường đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Tại buổi lễ, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến - thứ trưởng Bộ Quốc phòng - cho biết sau 3 năm thực hiện dự án xử lý đất nhiễm chất độc dioxin tại sân bay A So, đến nay cơ bản có hơn 5,2 ha đất sân bay đã được làm sạch.
Việc khử độc dioxin tại sân bay A So tuy chậm hơn so với kế hoạch (dự kiến hoàn thành trong năm 2022) do dịch bệnh, thiên tai… nhưng cơ bản dự án vẫn hoàn thành đúng yêu cầu đề ra và đảm bảo an toàn.
Trong vòng 3 năm, dự án đã thực hiện xử lý xong 5 luống đất nhiễm chất độc dioxin bằng phương pháp chôn lấp cô lập và xử lý 1 luống bằng phương pháp phân hủy sinh học.
Công nghệ chôn lấp, cô lập đã từng được Bộ Tư lệnh Hóa học thực hiện trong một số dự án tại sân bay Phù Cát - Bình Định, sân bay Biên Hòa - Đồng Nai đã mang lại kết quả tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Chất độc được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường sinh thái. Tổng kinh phí dự án hơn 70 tỉ đồng lấy từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Sau khi cơ bản hoàn thành việc xử lý chất độc dioxin tại sân bay A So, Bộ Quốc phòng đã bàn giao lại 5,23ha đất tại sân bay cho UBND huyện A Lưới quản lý, khai thác kinh tế.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch UBND huyện A Lưới, cho biết trước mặt huyện sẽ cùng với lực lượng bộ đội, người dân địa phương trồng rừng keo tràm tại khu đất ở sân bay vừa được bàn giao.
Về lâu dài, huyện định hướng sẽ xây dựng nơi đây trở thành một địa điểm du lịch về chứng tích chiến tranh.
Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã chọn thung lũng A So của huyện A Lưới để xây dựng một sân bay dã chiến.
Đây cũng là nơi chứa chất độc hóa học dioxin để không quân Mỹ đi phun rải ở khu vực miền Trung Việt Nam, trọng điểm là dãy Trường Sơn.
Trong vòng 10 năm (1961-1971), Thừa Thiên Huế với trọng điểm là sân bay A So là nơi hứng chịu hậu quả nặng nề của chất độc hóa học dioxin.
Toàn tỉnh có gần 16.000 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, riêng huyện A Lưới là khoảng 5.000 người.
Khi đang đưa 2kg ma tuý từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, Pa Tếch Vừ đã bị lực lượng chức năng Hà Tĩnh phát hiện và bắt giữ.
Các nước châu Âu vấp phải khó khăn mới trong việc hoàn thành lời hứa viện trợ đạn dược cho Ukraine khi sản lượng thuốc nổ không đủ cho yêu cầu sản xuất.
Chiều 16-5, Đà Nẵng tổ chức lễ khai trương phòng nuôi con bằng sữa mẹ tại nhà ga quốc tế Đà Nẵng, nhân dịp kỷ niệm Ngày Hiến tặng Sữa mẹ Thế giới (19-5).
Chiều 5-9 tại Quảng Ninh, trời lặng gió, nắng oi bức, nhiều tàu thuyền đã nối đuôi nhau về neo đậu tránh bão.
TAND TP.Đà Nẵng vừa tuyên các án phạt đối với nhóm 5 bị cáo phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ người trái pháp luật và chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý, cả 5 bị cáo này đều là cựu cán bộ của Công an quận Đống Đa (TP. Hà Nội) vào Đà Nẵng để bắt người trái quy định của pháp luật, chiếm đoạt số tiền lớn.
Bị truy nã, Nguyễn Ánh Dương đã trốn sang Campuchia rồi thay tên đổi họ và thành lập doanh nghiệp để qua mặt lực lượng chức năng. Tuy nhiên, sau 2 năm lẩn trốn, đối tượng đã bị bắt giữ và di lý về Việt Nam để điều tra.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang - nhấn mạnh: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là nhà lãnh đạo kiệt xuất của phong trào công...
Ngày 7/6, lãnh đạo UBND quận Hải Châu (TP. Đà Nẵng) đã chúc mừng và 'thưởng nóng' cho Công an quận Hải Châu về thành tích nhanh chóng phá chuyên án mua bán, vận chuyển ma túy quy mô lớn nhất trên địa bàn quận những năm gần đây.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến Việt Nam đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 15 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam...