Từ năm học 2023 – 2024, lớp 4 sẽ thay sách giáo khoa (SGK) theo chương trình giáo dục phổ thông mới (hay còn gọi là chương trình giáo dục phổ thông 2018). Với môn học Lịch sử và Địa lí, liệu có thay đổi như thế nào so với chương trình cũ?
TS Trần Thị Hà Giang, đồng Chủ biên SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã có chia sẻ về cuốn SGK này.
Lịch sử & Địa lí là môn học không mới ở lớp 4. Nhưng theo chương trình mới thì mạch kiến thức của môn này có những điểm gì khác so với Chương trình cũ ?
Tuy cùng là môn học có tên là “Lịch sử và Địa lí” nhưng mạch nội dung giữa chương trình mới so với chương trình cũ có sự khác biệt rất lớn. Ở Chương trình 2006, môn Lịch sử và Địa lí được triển khai gần độc lập bám theo đặc trưng của mỗi phân môn:
Phần Lịch sử tuân thủ trục thời gian của Lịch sử Việt Nam từ thời kì đầu dựng nước.
Phần Địa lí phân chia theo không gian hiện tại của các vùng miền Việt Nam.
Thực nghiệm SGK lớp 4 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tại Trường Tiểu học Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương |
Thực nghiệm SGK lớp 4 (Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống) tại Trường Tiểu học Định Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương |
Ở chương trình 2018, mạch kiến thức thay đổi lớn do quan điểm tích hợp và quan điểm toàn vẹn lãnh thổ trong dạy học Lịch sử và Địa lí. Các nội dung lịch sử và địa lí được sắp xếp theo một logic là sự mở rộng dần về không gian (không gian tự nhiên và không gian xã hội) từ gần đến xa. Lớp 4 mở đầu bằng không gian quen thuộc với các em học sinh. Đó là địa phương em (cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), rồi lần lượt đến các vùng miền của đất nước (Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ).
TS Trần Thị Hà Giang |
Tính tích hợp liên môn giữa lịch sử và địa lí được thể hiện khá rõ trong các mạch kiến thức (Sông Hồng và văn minh sông Hồng, Thăng Long – Hà Nội, cố đô Huế,…).
Ở các lớp 1,2,3, học sinh học môn Tự nhiên và xã hội. Lên lớp 4 học môn Lịch sử và Địa lí. Bà cho biết có sự kết nối gì giữa 2 môn học này không ?
Chương trình môn Lịch sử và Địa lí có sự kết nối với Chương trình môn Tự nhiên và xã hội, đặc biệt thông qua các chủ đề về “Cộng đồng địa phương” và “Trái đất và bầu trời”. Những hiểu biết ban đầu ở lớp 1,2,3 về cuộc sống xung quanh, hiểu biết đơn giản về các hiện tượng địa lí tự nhiên… sẽ là tiền đề để học sinh tìm hiểu sâu sắc hơn về lịch sử và địa lí địa phương, các vùng miền trên lãnh thổ Việt Nam ở lớp 4.
Trên cơ sở của Chương trình, SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã có sự kế tiếp nhất quán với môn Tự nhiên và Xã hội mà học sinh đã được học trước đó:
Các bài học ở SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 được thiết kế thống nhất với cấu trúc bài học mà học sinh đã quen thuộc ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3. Trong đó học sinh lần lượt trải qua các hoạt động học tập quen thuộc như Khởi động, Khám phá, Luyện tập và thực hành, Vận dụng.
Nội dung được kết nối mở rộng không gian từ hiểu biết ban đầu ở cộng đồng địa phương ở mức độ hẹp là cộng đồng xung quanh đến mức độ rộng hơn là địa phương (cấp tỉnh/ thành phố) nơi học sinh đang sống rồi đến các vùng miền trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các hoạt động học trong sách tạo cơ hội để học sinh lấy được các ví dụ liên hệ thực tế đã trải nghiệm ở trong môn Tự nhiên và xã hội lớp 1,2,3 đưa vào các bài học ở môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Điểm quan trọng nhất cần lưu ý khi dạy học môn này là gì, thưa bà?
Là một môn học tích hợp, bên cạnh việc quan tâm tới sự sắp xếp nội dung tích hợp thì có lẽ điều quan trọng nhất khi dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 là giáo viên phải triển khai được các phương pháp, kỹ thuật và hình thức tổ chức dạy học tích hợp.
Với thiết kế sao cho SGK là sản phẩm để giáo viên dễ dạy và học sinh dễ học, cuốn sách môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống đã có những gợi ý cụ thể để giáo viên có những phương án khác nhau triển khai dạy học theo quan điểm tích hợp. Ví dụ như khi triển khai bài 2 “Thiên nhiên và con người địa phương em”, SGK đã đưa ra sơ đồ (trang 13), thuận lợi kết hợp với “Tài liệu giáo dục địa phương” và hiểu biết của bản thân học sinh để hoàn thiện sơ đồ theo cá nhân hoặc theo nhóm. Từ hoạt động học mang tính tích hợp, các năng lực tích hợp của học sinh được thể hiện.
Có điểm gì khác trong cách biên soạn SGK Lịch sử và Địa lí 4 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống so với các bộ SGK khác?
Thực tế các bộ sách đã được phê duyệt đều được biên soạn đảm bảo chương trình, các bài học đảm bảo từng yêu cầu cần đạt cụ thể. Sự khác biệt chủ yếu nằm ở mạch ý tưởng thiết kế các bài học, phương pháp dạy học, tổ chức kiểm tra đánh giá, các tranh ảnh và lược đồ trong sách...
SGK môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống là cuốn sách được biên soạn nhằm chuyển hóa được các kiến thức, kỹ năng Lịch sử và Địa lí được học ở trên lớp, học trong sách vở thành năng lực áp dụng vào thực tiễn. Trong các bài học, không chỉ có phần “Vận dụng” ở cuối bài, việc vận dụng được khuyến khích thực hiện ở hầu hết các nhiệm vụ học tập khác nhau của các bài học thông qua liên hệ thực tế, thể hiện ý kiến/ quan điểm/ ý tưởng và khả năng đóng góp của mỗi học sinh trong cộng đồng.
Hệ thống phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá ở mỗi cuốn sách từ đó mang màu sắc riêng. Với SGK môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 - bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, các phương pháp dạy học tích cực được đưa ra nhằm triển khai các hoạt động học tập dựa trên khám phá, học tập dựa trên nhiệm vụ và có kết cấu logic với các hoạt động thực hành, vận dụng kèm theo trong từng bài học.
Các câu chuyện lịch sử và tư liệu lịch sử trong sách được chọn lọc kĩ lưỡng, lược đồ được thiết kế đẹp, khoa học, nổi bật là một điểm mạnh của sách giúp giáo viên và học sinh khai thác nội dung chuyên môn đặc thù Lịch sử và Địa lí thuận lợi.
Cảm ơn bà!
Ngày 31.3, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình ) cho biết, vừa quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “ hủy hoại rừng ”...
Sáng 17-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Công an TP.HCM.
Công an đã xác định được danh tính của người đàn ông chết ở quán karaoke An Phú - hiện trường từng xảy ra vụ cháy 32 người chết.
Hoá thân thành những nhân vật lịch sử, thi rung chuông vàng, xem phim tài liệu,... là các hoạt động mà 1.000 học sinh tại TPHCM được tham gia trong ngày hội giao lưu, tìm hiểu lịch sử.
Sở Giao thông Vận tải TP Đà Nẵng vừa thông báo phương án phân luồng giao thông phục vụ lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2024, trong đó...
Ngày 10/3, Công an huyện Đông Anh (Hà Nội) thực hiện lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 6 người tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-13D (xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh) để điều tra về hành vi nhận hối lộ. Những người bị tạm giữ gồm: Đoàn Văn Hiếu (37 tuổi, Giám đốc trung tâm), Phạm Văn Tài (40 tuổi, Phó giám đốc trung tâm), Hoàng Trung Khải (32 tuổi), Trần Thành Đạt (32 tuổi), Nguyễn Thành Đạt (31 tuổi) và Ngô Hoàng Anh (36 tuổi),...
Iran ngày 22/9 khoe nhiều khí tài quân sự trong lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 43 năm ngày bùng nổ Chiến tranh Iran - Iraq. Trong số đó có “máy bay không người lái (UAV) tầm xa nhất trên thế giới” cùng với tên lửa đạn đạo và tên lửa siêu thanh.
Hàng chục công trình xử lý điểm đen tai nạn giao thông ( TNGT ) ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang chậm tiến độ, không đáp ứng tính...
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi đã trao quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Nguyễn Minh Nhựt, Vụ trưởng Vụ Văn hóa – Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM. Thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.