Đã 2 năm trôi qua, các thửa ruộng lúa bị bồi lấp bởi các dự án điện gió ở miền núi tỉnh Quảng Trị vẫn chưa thể khôi phục để sản xuất trở lại.
4 vụ mùa bỏ hoang
Đã quá thời gian để triển khai gieo cấy vụ Đông Xuân, nhưng có mặt ở suối K Riêng (xã Húc), hàng chục đám ruộng nước của người dân cỏ mọc um tùm. Gọi là ruộng nước, nhưng bờ, thửa không thấy, bùn cũng không, chỉ có đất, đá.
Ở suối K Riêng, gia đình anh Hồ Văn Thọ (trú thôn Ta Núc, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) có khoảng 4 sào ruộng. Gần đó, có thêm khoảng 3 sào ruộng nữa là 7. Nhưng đã 4 vụ mùa liên tiếp, 2 thửa ruộng bỏ hoang, vì bị đất đá bồi lấp.
Anh Thọ là Chủ tịch hội Nông dân xã Húc. Làm cán bộ, anh còn tranh thủ cùng vợ làm 7 sào ruộng và trồng sắn, nên kinh tế gia đình khấm khá, là tấm gương cho các hộ dân người đồng bào thiểu số ở xã học theo.
Riêng với 7 sào lúa nước, mỗi năm 2 vụ, gia đình anh Thọ chưa bao giờ phải bỏ tiền mua gạo. Nhưng từ năm 2020, sau các đợt mưa lớn, đất đá ở dự án điện gió trôi tuột, bồi lấp cả 7 sào ruộng khiến việc sản xuất không thể tiến hành.
Ruộng lúa bị bồi lấp do dự án điện gió từ năm 2020, nhưng đến gần cuối năm 2022, sau khi Báo Lao Động có loạt bài phản ánh, gia đình anh Thọ mới được Công ty TNHH MTV Tài Tâm Quảng Trị đền bù 6,5 triệu đồng. Với 6,5 triệu đồng, anh Thọ đưa cho vợ mua gạo. Còn 7 sào ruộng bị bồi lấp nặng, có nơi sâu cả nửa mét đất đá thì vẫn y nguyên, chưa được khắc phục.
Chủ tịch Hội Nông dân xã bất lực, buông tay với 7 sào ruộng là kế sinh nhai của gia đình. Vì vậy không có gì khó hiểu, khi gần như toàn bộ các hộ có ruộng bị bồi lấp bởi các dự án điện gió ở xã Húc đều phải bỏ hoang ruộng lúa, dù biết sẽ rơi vào khó khăn.
Chỉ đạo còn trên giấy, chưa được thực hiện
Ông Hồ Văn Ka Rai - Chủ tịch UBND xã Húc - cho biết, ở xã có khoảng 50 hộ có ruộng lúa và đất hoa màu bị các dự án điện gió bồi lấp, với tổng diện tích gần 5ha.
Theo ông Ka Rai, ở đồng bằng, ruộng lúa thẳng cánh cò bay, còn ở miền núi, đặc biệt ở xã Húc - nơi định cư của bản làng đồng bào thiểu số, thì mỗi gia đình chỉ có vài sào ruộng. Và để có được mấy sào ruộng trồng lúa nước, người dân phải mất nhiều năm khai phá, cải tạo.
“Do ảnh hưởng của các dự án điện gió, nay ruộng ở xã mất đi rất nhiều. Dân kêu lên xã, xã kêu lên huyện, nhưng rồi cuối cùng lại giao cho xã. Xã phối hợp với công ty điện gió, nhưng họ chỉ đền bù thiệt hại cho hơn nửa số hộ bị ảnh hưởng, mỗi hộ vài triệu đồng rồi thôi. Phần lớn, các diện tích ruộng lúa bị bồi lấp bởi các dự án điện gió đều bỏ hoang, xã rất đau đầu về việc này” - ông Hồ Văn Ka Rai, cho biết.
Hỏi có đề nghị gì để giải quyết khó khăn cho người dân bị mất ruộng, ông Hồ Văn Ka Rai nói cần hỗ trợ để khôi phục lại nguyên trạng các thửa ruộng bị bồi lấp. “Kiến nghị mãi rồi, nhưng chưa thấy gì” - ông Ka Rai, nói thêm.
Được biết, sau loạt bài phản ánh “Sống khổ bên các dự án điện gió ở Quảng Trị” (10.2022), UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo UBND huyện Hướng Hóa phối hợp với các đơn vị tiến hành rà soát, thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại ruộng nước, ao cá, hoa màu và đất sản xuất của người dân bị đất đá các bãi thải trôi trượt, bồi lấp. Với các diện tích ruộng lúa bị bồi lấp, UBND tỉnh đề nghị khôi phục lại để sản xuất hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác. Sau đó, các đoàn kiểm tra đến, rồi đi. Nhưng đến nay, các ruộng lúa bị bồi lấp vẫn phải bỏ hoang nguyên trạng. Từ chỗ tự cung được lương thực, nay không ít hộ dân người đồng bào thiểu số phải bỏ tiền đi mua gạo từng bữa.
Tỉnh Quảng Trị quyết liệt trong việc triển khai các dự án điện gió. Và các dự án này bước đầu đem lại hiệu quả, đem lại nguồn thu cho ngân sách. Nhưng người dân ở trong vùng dự án bị mất ruộng, mất đi sinh kế thì chưa được giải quyết.
“Không có ruộng thì phải đi mua gạo, rất khó khăn. Nhưng đành chịu, vì không thể khôi phục lại như trước được” - anh Hồ Văn Thọ (trú thôn Ta Núc, xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Chủ tịch hội Nông dân xã Húc - chia sẻ khi ruộng bị điện gió bồi lấp, nông dân thiếu gạo.
Theo Luật Căn cước 2023, cá nhân thuộc 04 mốc tuổi này thì phải tiến hành cấp đổi thẻ căn cước theo quy định. Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.
Một người dân thuộc Tổ giám sát cộng đồng tại xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam bị đơn vị thi công đường liên thôn hành hung, sau khi...
Ngày 22/10, Công an huyện Bình Chánh, TP.HCM đang phối hợp với các đơn vị điều tra nguyên nhân vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe đầu kéo khiến nam thanh niên tử vong. Thông tin ban đầu, vào rạng sáng nay, tài xế điều khiển xe đầu kéo lưu thông trên đường Trần Văn Giàu theo hướng TP.HCM đi đường tỉnh 824. Khi xe đầu kéo đi tới khu vực chợ Phạm Văn Hai (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh) thì xảy ra va chạm với xe máy do nam thanh niên điều...
Đây là chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của Tổng thống Putin đến Việt Nam, nhưng là lần thứ năm ông đặt chân đến đây trên cương vị nguyên thủ quốc gia.
Sau khi bị đất đá từ vụ sạt lở đẩy xuống suối, chiếc xe khách, xe con và nhiều xe máy bị cuốn trôi xa hơn 1km. Lực lượng chức năng phải sử dụng thiết bị chuyên dụng trục vớt các phương tiện lên bờ để tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Theo thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam, nhiều sân bay sẽ đóng cửa đến hết 7.9 do ảnh hưởng bão số 3 .
Người đi đường phát hiện trên cầu Bến Thủy 1 có một chiếc điện thoại, áo, đôi dép và chiếc nhẫn vàng, nghi có người tự tử nên đã trình báo cơ quan chức năng.
Ngày 22/8, nhà chức trách và truyền thông Ấn Độ và Bangladesh cho biết, lũ lụt đã khiến hàng trăm nghìn người ở Đông Bắc Ấn Độ và khu vực miền Đông Bangladesh lân cận bị cô lập, làm ít nhất 15 người thiệt mạng, trong khi lực lượng cứu hộ đang cố gắng tiếp cận những người cần giúp đỡ.
TP - Không giáo viên nào nghĩ đó là lần cuối được thấy học sinh cười, được chào tạm biệt các em.