Rủi ro với Mỹ nếu tập kích Iran

13:00 31/01/2024

Nếu tấn công Iran, Mỹ đối mặt nguy cơ bị Tehran và lực lượng ủy nhiệm trả đũa nặng nề, lún sâu thêm vào khủng hoảng ở Trung Đông.

Cuộc tập kích hôm 28/1 của nhóm vũ trang do Iran hậu thuẫn nhằm vào một cơ sở quân sự Mỹ ở đông bắc Jordan khiến ba binh sĩ thiệt mạng đã gây ra cú sốc và làn sóng phẫn nộ tại Washington.

Khi được hỏi liệu ông có quy trách nhiệm cho Iran không, Tổng thống Joe Biden cáo buộc Tehran "cung cấp vũ khí cho những người gây ra sự việc". Ông đồng thời cho biết đã ra quyết định về cách phản ứng với cuộc tấn công song không nêu thêm chi tiết.

Một số chuyên gia và nghị sĩ Mỹ đã kêu gọi ông chủ Nhà Trắng đưa Iran vào danh sách mục tiêu.

"Thứ duy nhất chính quyền Iran hiểu là vũ lực", Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham viết. "Các cuộc tấn công nhằm vào binh sĩ Mỹ sẽ tiếp diễn cho đến khi Iran phải trả giá bằng chính cơ sở hạ tầng và nhân lực của chính họ".

Thượng nghị sĩ Tom Cotton, đảng viên Cộng hòa, cảnh báo nếu không tấn công Iran, Mỹ sẽ bị coi là hèn nhát, qua đó "càng dung túng Tehran có những hành động táo bạo hơn".

Theo họ, hành động quân sự cứng rắn của Mỹ sẽ gây tổn thương cho Iran đến mức giới lãnh đạo nước này sẽ phản ứng theo cách Washington mong muốn là thoái lui và ra lệnh cho các nhóm vũ trang liên kết ở Trung Đông ngừng tấn công quân đội cũng như các căn cứ Mỹ trong khu vực.

Tuy nhiên, Daniel R. DePetris và Rajan Menon, hai chuyên gia đến từ viện nghiên cứu chính sách đối ngoại Defense Priorities, trụ sở tại Washington, cho rằng đây là kịch bản có xác suất xảy ra rất thấp.

"Phản ứng của Iran nhiều khả năng không giống như những gì chúng ta kỳ vọng", hai ông bình luận trong một bài phân tích trên MSNBC. "Tức giận sau khi bị Mỹ ném bom, Iran có thể tấn công quân đội và căn cứ Mỹ. Việc Mỹ duy trì hiện diện quân sự rộng rãi trong khu vực sẽ cung cấp cho Iran một danh sách dài các mục tiêu tiềm năng".

Nếu Iran bị tấn công, họ sẽ dành thời gian xem xét các lựa chọn trước khi đáp trả và phản ứng đó có thể không diễn ra ngay lập tức. Khoảng 45.000 lính Mỹ đồn trú ở Trung Đông sẽ phải đặt trong tình trạng báo động cao suốt quãng thời gian dài để sẵn sàng ứng phó. Lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria, nơi đã bị tấn công hơn 160 lần kể từ giữa tháng 10/2023, sau khi xung đột Israel - Hamas bùng phát, sẽ gặp rủi ro lớn nhất.

Hành động trả đũa của Iran sẽ rất đa dạng, từ sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công các căn cứ Mỹ ở Iraq và Syria cho đến tăng cường cung cấp vũ khí cho các lực lượng liên kết trong khu vực.

Chỉ huy quân đội Mỹ ở Trung Đông ước tính Iran sở hữu hàng nghìn tên lửa đạn đạo và hành trình, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong vùng. Chúng có thể vươn tới các căn cứ lớn của Mỹ, như căn cứ không quân Al Udeid ở Qatar, Hạm đội 5 của hải quân Mỹ tại Bahrain, căn cứ không quân Al Dhafra ở Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) hay căn cứ không quân Muwaffaq Salti tại Jordan.

Iran cũng có thể trả đũa một cách kín đáo hơn và không trực tiếp đối đầu Mỹ, giới quan sát đánh giá. "Theo truyền thống, khi đối mặt với kiểu hành động này của Mỹ, Iran không có xu hướng đáp trả trực tiếp và ngay lập tức, mà họ làm như vậy một cách bất đối xứng và trong một khoảng thời gian dài", Ray Takeyh, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay.

Sức mạnh quân sự chính quy của Iran kém xa so với Mỹ, nhưng mạng lưới nhóm vũ trang mà họ hậu thuẫn rất đáng gờm và phù hợp với các chiến thuật bất đối xứng chống lại đối thủ vượt trội.

Lực lượng Hezbollah ở Lebanon sở hữu khoảng 150.000 tên lửa, một số có khả năng dẫn đường chính xác, đủ sức vươn tới tất cả thành phố lớn của Israel, đồng minh thân cận nhất với Mỹ trong khu vực.

Nhóm Houthi ở Yemen đã thể hiện quyết tâm đối đầu bằng cách thực hiện hàng chục cuộc tấn công nhằm vào tàu thương mại ở Biển Đỏ, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngay cả tàu chiến Mỹ cũng có thể trở thành mục tiêu của tên lửa chống hạm Houthi.

Các chuyên gia còn lưu ý rằng Tehran có những nhóm ủng hộ hoạt động âm thầm ở châu Âu và Mỹ Latin. Họ có thể trỗi dậy theo những cách đầy kịch tính và bạo lực nếu Mỹ tấn công Iran.

Iran, với vị trí gần eo biển Hormuz, cũng có thể gây ra làn sóng chấn động kinh tế toàn cầu. 40% lượng dầu thô quốc tế đi qua eo biển này và nhờ khả năng tiếp cận dễ dàng, Iran có thể gây ra gián đoạn nghiêm trọng đối với tuyến vận tải được cho là tối quan trọng.

"Những người thúc đẩy Mỹ có hành động quân sự chống lại Iran đã sai lầm khi cho rằng Tehran sẽ phải khuất phục trước áp lực từ Washington. Những hành động của Iran trong 5 năm qua khiến niềm tin này lung lay", DePetris và Menon lưu ý.

Khi chính quyền cựu tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018 và gây áp lực kinh tế tối đa lên nước này, Tehran đã phản ứng bằng cách đẩy mạnh làm giàu uranium và nhắm mục tiêu vào các tàu chở dầu ở Vịnh Ba Tư.

Sau khi Trump ra lệnh ám sát tướng vệ binh Qassem Soleimani vào tháng 1/2020, Iran đã sử dụng tên lửa đạn đạo tấn công một căn cứ Mỹ ở Iraq. Và khi Israel tăng cường tấn công các tàu Iran trên biển, Tehran đã bắt chước chiến thuật của Tel Aviv, truy đuổi tàu do các công ty Israel sở hữu.

Hy vọng xuống thang căng thẳng đang dấy lên khi Kataib Hezbollah, lực lượng được cho là liên quan đến vụ tấn công ở Jordan, tuyên bố ngừng tất cả hoạt động quân sự chống lại Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Biden vẫn chịu áp lực lớn khi không muốn bị chỉ trích là phản ứng yếu ớt, trong khi cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 đang diễn ra.

"Tất nhiên, Tổng thống Biden buộc phải phản ứng trước việc ba lính Mỹ thiệt mạng. Nhưng những người khuyên ông nên trực tiếp tấn công Iran không nên tự tin cho rằng họ biết cách Iran sẽ phản ứng. Họ cũng không nên cho rằng hậu quả của phản ứng từ Iran có thể dự đoán hay quản lý được", DePetris và Menon nhấn mạnh.

Vũ Hoàng (Theo AFP, Reuters, MSNBC, Business Standard)

Có thể bạn quan tâm
Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo hai nhóm vũ trang ở Dải Gaza

Ngoại trưởng Iran gặp lãnh đạo hai nhóm vũ trang ở Dải Gaza

00:20 15/10/2023

Ngoại trưởng Iran Amir-Abdollahian gặp phó thủ lĩnh Hamas và lãnh đạo nhóm Hồi giáo Islamic Jihad ở Dải Gaza, khi Israel đe dọa tấn công khu vực này.

Cuộc chiến phòng không trên bầu trời Ukraine

Cuộc chiến phòng không trên bầu trời Ukraine

20:00 13/01/2024

Nga áp dụng nhiều chiến thuật không kích để bào mòn và xuyên thủng hệ thống phòng không Ukraine, châm ngòi những cuộc đối đầu căng thẳng trên bầu trời.

Điểm tin thế giới sáng 22/2: Nhật Bản triệu Đại sứ Hàn Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Pháp, Nga thể hiện thiện chí với châu Phi

Điểm tin thế giới sáng 22/2: Nhật Bản triệu Đại sứ Hàn Quốc, Ngoại trưởng Trung Quốc thăm Pháp, Nga thể hiện thiện chí với châu Phi

11:20 22/02/2024

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 22/2.

Ukraine tập kích UAV kho dầu ở tỉnh biên giới Nga

Ukraine tập kích UAV kho dầu ở tỉnh biên giới Nga

09:40 15/02/2024

Giới chức Nga thông báo một kho dầu tại tỉnh Kursk bốc cháy sau vụ tập kích UAV do Ukraine thực hiện, song không có thương vong.

Người Nga cầu cứu ông Putin sau khi đê vỡ

Người Nga cầu cứu ông Putin sau khi đê vỡ

10:40 09/04/2024

Người dân thành phố Orsk, một trong những khu vực bị ngập nặng nhất sau vụ vỡ đê trên sông Ural, chỉ trích giới chức địa phương và cầu cứu Tổng thống Putin.

Các nhà lãnh đạo châu Phi tìm cách ứng phó sau đảo chính tại Gabon

Các nhà lãnh đạo châu Phi tìm cách ứng phó sau đảo chính tại Gabon

20:20 31/08/2023

Cộng đồng Kinh tế các Quốc gia Trung Phi dự kiến triệu tập một cuộc họp những người đứng đầu nhà nước của các quốc gia trong khối để thảo luận cách thức ứng phó sau khi xảy ra đảo chính tại Gabon.

Con trai riêng của Thái tử phi Na Uy bị bắt

Con trai riêng của Thái tử phi Na Uy bị bắt

20:50 14/09/2024

Cảnh sát Na Uy bắt con trai riêng của Thái tử phi Mette-Marit, vì anh này vi phạm lệnh hạn chế liên quan đến vụ hành hung trước đó.

Ấn Độ chuyển 35 tấn hàng cứu trợ cho Việt Nam, New Zealand hỗ trợ 1 triệu đô

Ấn Độ chuyển 35 tấn hàng cứu trợ cho Việt Nam, New Zealand hỗ trợ 1 triệu đô

12:50 16/09/2024

35 tấn hàng cứu trợ đã được Ấn Độ chuyển đến Việt Nam ngay trong ngày mở chiến dịch. New Zealand cũng công bố 1 triệu đôla New Zealand hỗ trợ Việt Nam sau bão số 3.

Thủ tướng New Zealand sắp công du ‘hai người bạn thân nhất’

Thủ tướng New Zealand sắp công du ‘hai người bạn thân nhất’

00:20 03/06/2024

Niue và Fiji là hai điểm đến trong chuyến công du Thái Bình Dương lần đầu tiên của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới