Tờ WSJ của Mỹ ngày 2/3 (giờ địa phương) đưa tin một đoạn ghi âm bị rò rỉ nêu rõ kế hoạch được cho là của quân đội Đức nhằm giúp Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công cầu Crimea có thể gây ra rạn nứt giữa Berlin và các đồng minh NATO.
Rò rỉ đoạn ghi âm gây náo động tại Nga, dự báo khiến nội bộ NATO rạn nứt sâu sắc |
Đoạn ghi âm bị rò rỉ nêu rõ kế hoạch của quân đội Đức nhằm giúp Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công cầu Crimea có thể gây ra rạn nứt trong NATO. (Nguồn: Reuters) |
Trước đó một ngày, Tổng biên tập RT Margarita Simonyan đã công bố bản ghi bằng tiếng Nga về cuộc trò chuyện được cho là giữa một số sĩ quan cấp cao của Không quân Đức, trong đó họ thảo luận về chi tiết hoạt động và nhắm mục tiêu của tên lửa tầm xa Taurus – loại vũ khí mà Đức hiện đang tranh luận về việc có nên gửi đến Ukraine hay không.
Các quan chức cũng đề cập làm thế nào đưa ra lời giải thích hợp lý nếu Ukraine sử dụng vũ khí để tấn công cây cầu Crimea có tầm quan trọng chiến lược. Bộ Quốc phòng Đức đã xác nhận rằng cuộc trò chuyện thực sự đã bị chặn và một cuộc điều tra về vấn đề này đang được tiến hành.
WSJ dẫn lời các quan chức Đức cho hay cuộc trò chuyện là có thật, đồng thời nhấn mạnh cuộc thảo luận diễn ra trên nền tảng trực tuyến không được mã hóa, WebEx, và một sĩ quan được cho là đã gọi điện từ một phòng khách sạn ở Singapore.
Theo bài báo, các quan chức Đức thường sử dụng WebEx cho các cuộc trò chuyện nhạy cảm, với một nguồn tin của WSJ cho hay vụ rò rỉ sẽ là “lời cảnh tỉnh” đối với Berlin.
Ngoài việc sử dụng tên lửa Taurus, các quan chức Đức còn được cho là đã đề cập đến sự hiện diện của quân nhân nước ngoài ở Ukraine, được triển khai để giúp Kiev vận hành vũ khí do phương Tây cung cấp. Các quan chức Nga từng khẳng định sự hiện diện của quân nhân phương Tây ở Ukraine là "không có gì bí mật".
WSJ còn mô tả đoạn ghi âm là "một chiến thắng tuyên truyền của Điện Kremlin", lưu ý nó có thể gây căng thẳng mối quan hệ giữa Đức và các đồng minh NATO. Tờ báo cho biết thêm, điều đó cũng khiến việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine trong tương lai ít có khả năng xảy ra.
Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung đưa tin, Thủ tướng Olaf Scholz vẫn duy trì lập trường phản đối việc gửi tên lửa Taurus tới Kiev, cảnh báo động thái này có thể khiến xung đột leo thang hơn nữa.
Đoạn ghi âm bị rò rỉ đã gây náo động ở Nga, quốc gia lên án các chuyến hàng vũ khí của phương Tây tới Ukraine, cho rằng hoạt động này chỉ kéo dài cuộc xung đột và khiến các nước NATO trực tiếp tham gia vào chiến sự. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova yêu cầu Berlin giải thích về đoạn ghi âm bị rò rỉ.
Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố người Đức “một lần nữa trở thành kẻ thù không đội trời chung của chúng ta”.
(theo WSJ)
Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) khẳng định Mông Cổ có nghĩa vụ phải bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin theo Quy chế Rome. Ukraine cũng kêu gọi Mông Cổ bắt Tổng thống Nga.
Triều Tiên, hôm 12/10, chỉ trích việc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc, gọi đây là hành động khiêu khích và một lần nữa làm dấy lên lo ngại về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để tự vệ.
Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung Đông.
Nền tảng gây quỹ của đảng Dân chủ thu gần 47 triệu USD tiền ủng hộ trong 7 giờ, lớn nhất trong 4 năm, sau khi ông Biden ngừng tranh cử.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo một oanh tạc cơ chiến thuật Tu-22M3 rơi tại vùng Stavropol ở miền nam nước này do lỗi kỹ thuật.
Ngày 24/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông đã ký thỏa thuận an ninh song phương với Thủ tướng Italy và Canada.
Ngày 26/8, ba ngày sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Pavel Durov của Telegram bị cảnh sát Pháp bắt giữ tại Paris, đội ngũ của ứng dụng nhắn tin này đã đưa ra tuyên bố đầu tiên.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc ngừng hoạt động khảo sát trái phép của tàu Hải dương Địa chất 26 trên vùng biển Việt Nam ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Phái đoàn Nga do Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu dẫn đầu, cùng phái đoàn Trung Quốc đã đến Bình Nhưỡng trong tuần này để tham dự lễ kỷ niệm 70 năm năm ngày ký Hiệp định đình chiến, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.