Ông Biden sẽ gặp ông Tập Cận Bình lần cuối vào ngày 16-11, trong bối cảnh Bắc Kinh chuẩn bị cho một giai đoạn có thể căng thẳng hơn với Washington trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump.
Hãng tin Reuters ngày 14-11 dẫn lời các quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thảo luận về nhiều điểm nóng toàn cầu, bao gồm cả những căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh, bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tổ chức tại Lima, Peru từ 13-15 tháng 11.
Đây là lần trao đổi chính thức đầu tiên giữa ông Biden và ông Tập kể từ cuộc điện đàm vào tháng 4.
Hai nhà lãnh đạo đã cố gắng kiềm chế căng thẳng xung quanh nhiều vấn đề, từ Đài Loan đến Biển Đông, Nga, và yêu cầu của Mỹ về sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc ngăn chặn dòng chảy nguyên liệu để sản xuất fentanyl, nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do quá liều ở Mỹ.
Ông Biden dự kiến sẽ nêu mối lo ngại về một nhóm tin tặc có liên hệ với Trung Quốc, gần đây đã hack vào hệ thống viễn thông của một số quan chức cấp cao của Mỹ.
"Tổng thống đã cho thấy rằng Mỹ và Trung Quốc có thể dung hòa sự khác biệt và ngăn ngừa cạnh tranh leo thang thành xung đột hay đối đầu", Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho hay.
Ông Biden cũng sẽ nêu lên mối lo ngại về sự ủng hộ của Trung Quốc đối với cuộc chiến của Nga tại Ukraine và việc hơn 10.000 binh lính Triều Tiên đang có mặt tại Nga.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington chưa phản hồi về những thông tin do Hãng tin Reuters đăng tải.
Cuộc gặp mặt giữa ông Biden và ông Tập Cận Bình được nối lại vào tháng 11 năm ngoái, mang lại nhiều hợp tác trong nỗ lực chống buôn bán ma túy, nhưng không có tiến triển đáng kể về các vấn đề lớn hơn như nguy cơ xung đột xung quanh Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc coi là lãnh thổ không thể tách rời của mình.
Tháng trước, chính quyền ông Biden vừa hoàn tất các quy định nhằm hạn chế đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, máy tính lượng tử và chất bán dẫn ở Trung Quốc, dự kiến có hiệu lực vào tháng 1-2025.
Trước đó, ông Biden cũng đã tăng thuế đối với nhiều hàng hóa từ Trung Quốc. Các biện pháp này đều bị Trung Quốc phản đối và coi là không có lợi.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết áp mức thuế 60% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc như một phần của chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết". Sau đó, Bắc Kinh phản đối các động thái này.
Trong đội ngũ nhân sự sắp tới, ông Trump đã lựa chọn nhiều nhân vật có quan điểm cứng rắn về Trung Quốc, như Hạ nghị sĩ Mike Waltz cho vị trí cố vấn an ninh quốc gia.
Ông Tập được cho là đã gọi điện chúc mừng ông Trump sau chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 5-11.
Iran ca ngợi cuộc tập kích của Hezbollah nhằm vào Israel, nói rằng Tel Aviv đã mất đi khả năng ngăn chặn những cuộc tấn công như vậy.
Ngày 22/4, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc lực lượng gìn giữ hòa bình Nga rút khỏi Nagorno-Karabakh là phù hợp với thực tế mới đang phát triển trong khu vực.
Sáng 1-8, báo Khmer Times đưa tin cảnh sát Phnom Penh vừa bắt một người phụ nữ có hành vi xúc phạm danh dự và nhân phẩm của ông Hun Manet, thủ tướng tương lai của Campuchia.
Ngày 27/10, theo cổng thông tin Axios (Mỹ), cuộc không kích của Israel vào Iran đêm 26/10 đã khiến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran bị tê liệt nghiêm trọng.
Lãnh đạo đối lập Hàn Quốc Lee Jae-myung bị một người đâm vào cổ khi ông đang trả lời báo giới tại Busan.
Các chuyên gia huấn luyện quân sự Nga đã đến Niger, mang theo hệ thống phòng không và các thiết bị khác. Đây là hoạt động trong khuôn khổ mối...
Trường huấn luyện cán bộ của Triều Tiên sẽ được trang bị các hệ thống giáo dục tiên tiến.
Kiev cho rằng Moskva đưa Tổng thống Zelensky vào danh sách truy nã là 'dấu hiệu của sự tuyệt vọng trong hệ thống tuyên truyền Nga'.
Bộ Quốc phòng Đức ngày 2/3 xác nhận đang rà soát xem liệu thông tin về hội nghị trực tuyến bí mật liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine có bị nghe lén hay không sau khi một đoạn ghi âm được đăng tải trên mạng xã hội của Nga.