Rắn thần Naga có nguồn gốc từ Ấn Độ được người Khmer và Chăm kế thừa, lưu dấu trong những ngôi chùa và tháp cổ của Việt Nam.
Tại các tỉnh có đông người Khmer sinh sống như Sóc Trăng, Trà Vinh, mỗi ngôi chùa được xem là bảo tàng về nghệ thuật kiến trúc. Những ngôi chùa thường có biểu tượng rắn nhiều đầu được trang trí ở các góc mái, cổng rào, lan can, cột cờ... Với hình thể độc đáo giống hình tượng rắn hổ phình mang, nhiều đầu, thường là số lẻ 5, 7, 9 đầu nhưng phổ biến nhất ở con số 7.
Naga trong tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn. Linh vật này có nguồn gốc từ Hindu giáo. Người Ấn Độ cổ quan niệm rắn Naga là linh hồn của thiên nhiên, bảo vệ nguồn nước, giúp mùa màng tốt tươi, biểu trưng thịnh vượng. Ngoài ra linh vật này còn mang ý nghĩa khác là sự kết nối giữa cõi nhân gian và thiên giới.
Đối với người dân miền Tây, rắn Nagar được gọi là Niệk. Có nhiều truyền thuyết nói về nguồn gốc ra đời của rắn Nagar, trong đó phải kể đến truyền thuyết lập quốc của người Khmer.
Theo truyền thuyết này, vị vua đầu tiên lãnh đạo Vương quốc Chân Lạp, là Kampu, người được nhân dân yêu mến, sùng kính như vị thần. Thời trẻ, trong lần vượt biển sang đất nước của những hòn đảo, ngài gặp con gái vua rắn Naga, một cô gái thông minh, xinh đẹp. Vua rắn Naga tổ chức lễ kén rể cho con gái, Kampu đã vượt qua các chàng trai khác để thành hôn với công chúa. Kampu và vợ đã lãnh đạo thần dân, kết nối các bộ lạc, lập nên Vương quốc Chân Lạp.
Biết ơn công chúa Naga, sau này khi xây dựng các cung điện, đền thờ, chùa chiền, các công trình tâm linh, các vị vua đều đắp tượng rắn Naga để thờ, xem đó là vị thần canh giữ chốn linh thiêng. Ngày nay, trong kiến trúc nhiều ngôi chùa của người Khmer, các phù điêu Naga nơi mái cuốn có ý nghĩa trừ tà, tránh hỏa hoạn và bảo vệ Đức Phật.
Phong tục thờ rắn Nagar cũng xuất phát từ sự giao thoa gịữa tín ngưỡng Phật giáo và môi trường sống của người Khmer. Trước đây, khi khai hoang vùng đất Nam Bộ, người Khmer sống trên vùng đất ẩm thấp, nhiều rừng rậm. Đây cũng chính là môi trường thích hợp với các loài bò sát như rắn, cá sấu... quy tụ về sinh sống, được người Khmer thuần hoá.
Ngoài ra trong văn hóa của người Khmer, đạo Phật luôn thể hiện sự nhân đạo và rắn Nagar đã được Đức Phật cảm hóa. Việc đưa hình tượng này vào các ngôi chùa với ý nghĩa giáo lý, Đức Phật đã cảm hóa được cái ác. Chùa là nơi để học đạo, cải hóa người không tốt thành người tốt.
Theo quan niệm của người Khmer, mỗi hình ảnh điêu khắc về rắn Naga có kết cấu, họa tiết số lượng đầu, ý nghĩa khác nhau như rắn Nagar 3 đầu tượng trưng cho thiên – địa – nhân, 5 đầu theo thuyết ngũ hành kim – mộc – thủy – hỏa – thổ, 7 đầu tượng trưng cho sự đắc đạo trong tu hành và 9 đầu chính là con đường siêu thoát, sự bất tận, con đường dẫn lên thiên đàng. Trong đó, hình tượng rắn Nagar 7 đầu còn biểu trưng cho quyền lực.
Thượng tọa Lý Hùng, Phó ban Pháp chế Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam, cho biết các ngôi chùa Khmer đều có biểu tượng rắn nhiều đầu được trang trí ở góc mái, cổng rào, lan can, cột cờ... Hình tượng rắn Nagar còn xuất hiện trong những điệu múa rô băm, trang phục, cưới hỏi... của người Khmer.
Còn theo Đại đức Đinh Hoàng Sự, trụ trì chùa Peam Buôl Thmây ở TP Sóc Trăng, hình tượng rắn thần Naga ở các ngôi chùa Khmer Nam Bộ, tùy theo cách thức thể hiện mà hình ảnh rắn thần hàm chứa những ý nghĩa khác nhau. Linh vật này thường ngự trên mái chùa, cổng rào, cột cờ... với ý nghĩa để xua đuổi tà ma và bảo vệ Đức Phật.
Ở Bình Định, cụm tháp Dương Long (Tây Sơn) được xem là nơi có nhiều phù điêu rắn Naga nhất, thể hiện sự giao thoa kiến trúc giữa văn hóa Chăm và Khmer. TS Lê Đình Phụng, trong cuốn Theo dấu các vương triều lý giải rằng ảnh hưởng này xuất phát từ các cuộc chiến tranh giữa vương quốc Champa và Angkor thế kỷ XII-XIII, khi người Khmer đưa tín ngưỡng thờ rắn vào kiến trúc tháp Chăm.
Bình Định, từng là kinh đô Vijaya của vương triều Champa, là nơi văn hóa Champa đạt đỉnh cao về nghệ thuật và kiến trúc. Rắn Naga với ý nghĩa về tái sinh và nguồn nước – khởi nguồn của sự sống – đã khắc sâu vào văn hóa Champa, trở thành một phần không thể thiếu trong di sản của vùng đất này.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang, rắn Naga tại tháp Dương Long là một hiện tượng hiếm gặp trong nghệ thuật điêu khắc cổ Champa. Đợt khai quật khảo cổ học năm 2006 đã phát hiện từ 70-80% hiện vật chạm khắc mang hình tượng rắn. Trong số hàng trăm tác phẩm điêu khắc tại khu vực này, hình ảnh rắn Naga chiếm phần lớn, khẳng định vị trí đặc biệt trong văn hóa Chăm.
Tượng rắn Naga tại tháp được chạm khắc tinh xảo và đa dạng, từ chân tháp, cửa chính đến cửa giả. Các dạng rắn phổ biến gồm rắn 5 đầu, 3 đầu và 1 đầu, tất cả đều trang trí cầu kỳ và đậm đặc.
Hình tượng rắn Naga xuất hiện dày đặc tại tháp Dương Long phản ánh quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa người Chăm, Ấn Độ và Khmer. Dù thể hiện dưới bất kỳ hình dạng nào, rắn Naga vẫn là biểu tượng của nguồn nước và quyền năng thiên nhiên ban tặng.
Bình Định đã chọn rắn thần Naga làm linh vật trong năm Ất Tỵ 2025, thể hiện khát vọng phát triển mạnh mẽ, kế thừa di sản để hướng tới một tương lai tốt đẹp.
Chúc Ly - Phạm Linh
Lần đầu tiên thí sinh học chương trình 2018 thi môn tự chọn, giáo viên nhận xét gì về đề thi?
Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương đánh giá cao sự chủ động của phường Phan Rang (Ninh Thuận) và huyện Cam Lâm (Khánh Hòa).
Thông tin từ Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) cho biết đơn vị vừa cứu 6 ngư dân gặp nạn trên vùng biển xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn, đồng thời lai dắt tàu vào bờ để sửa chữa.
Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật những tin tức mới nhất về tình hình xung đột tại Trung Đông.
Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng xảy ra trong đêm tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái khiến một căn nhà đổ sập, thiếu nữ 15 tuổi bị vùi lấp và tử vong tại chỗ.
Hàng trăm hộ dân bị cô lập ở Lạng Sơn, trong đó có nhiều người cao tuổi và trẻ em đã được lực lượng chức năng đưa đến nơi an toàn.
>> Đáp án đề thi môn Vật lý tốt nghiệp THPT 2025 tất cả mã đề Thầy Lê Văn Trung, giáo viên chuyên ôn thi ở Hà Nội đánh giá, đề thi tốt nghiệp THPT môn Vật lý năm nay khá vừa sức với học sinh, dự đoán nhiều bài thi đạt điểm 9 và dễ có 'mưa điểm 10'. Đề Vật lý tốt nghiệp cấu trúc 28 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với 40 lệnh hỏi; thực hiện trong thời gian 50 phút), được chia làm 3 phần: Phần I gồm 18 câu hỏi trắc nghiệm bốn lựa chọn; Phần II gồm 4...
Tây Ninh - Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh Tây Ninh có 28 người, Ban Thường vụ gồm 8 người, do ông Trần Lê Duy làm Chủ tịch.
Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nhật Minh Food Đặng Thị Phương bị bắt với cáo buộc biến hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi thành thực phẩm cho người.