Rạn nứt giữa hai gia tộc có thể phủ bóng chính trường Philippines

11:50 24/11/2023

Chính trường Philippines xôn xao với những cảnh báo về "nhân tố bất ổn" trong quân đội, liên quan rạn nứt giữa hai gia tộc chính trị Marcos và Duterte.

Cựu tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, 78 tuổi, hôm 20/11 tuyên bố sẽ dừng nghỉ hưu và quay lại chính trường nếu con gái ông, Phó tổng thống Sara Duterte, bị luận tội.

Bà Sara, 45 tuổi, đang đối mặt với tranh cãi liên quan quỹ bí mật, khoản tiền được phân bổ cho các cơ quan chính phủ để dùng trong các chi tiêu bí mật hoặc dùng cho hoạt động giám sát trong các cơ quan dân sự liên quan. Sau khi được tiếp cận quỹ này vào cuối năm ngoái, bà đã yêu cầu trích 650 triệu peso (hơn 11 triệu USD) cho Văn phòng Phó tổng thống và Bộ Giáo dục trong đề xuất ngân sách 2024. Sau khi đối mặt nhiều chỉ trích, bà đã từ bỏ yêu cầu này.

Các nghị sĩ đối lập cáo buộc bà Sara hành động không minh bạch khi một số khoản tiền từ quỹ bí mật đã được phân bổ mà không có sự phê chuẩn của quốc hội. Một nghị sĩ nói rằng Hạ viện Philippines đã tổ chức các cuộc đàm phán không chính thức về việc phế truất bà.

Những lo ngại về bất ổn trên chính trường Philippines bắt đầu gia tăng từ đầu tháng 11, sau khi Tổng tham mưu trưởng Romeo Brawner cảnh báo rằng "có những yếu tố gây bất ổn" trong hàng ngũ quân đội chống lại Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Tướng Brawner, người vừa nhậm chức tổng tham mưu trưởng hồi tháng 7, cho biết ông đã trao đổi trực tiếp với một số cựu sĩ quan, những người đã bày tỏ thái độ bất bình với Tổng thống Marcos Jr.

"Tôi nói thẳng họ có quyền làm bất kỳ điều gì thể chế dân chủ cho phép, nhưng đừng động đến quân nhân tại ngũ", Brawner nói, nhưng không tiết lộ danh tính những cựu sĩ quan mà ông đề cập.

Ngày càng có nhiều lo ngại trong dư luận Philippines rằng người đứng đằng sau nhóm cựu sĩ quan "gây bất ổn" này là ông Duterte, người tiền nhiệm của Tổng thống Marcos Jr.

Ông Duterte có sức ảnh hưởng lớn và mạng lưới chính trị trung thành trên đảo Mindanao. Ông là chính trị gia đầu tiên có gốc Mindanao trở thành tổng thống Philippines vào năm 2016 và trước đó có ba nhiệm kỳ làm thị trưởng thành phố Davao, trung tâm kinh tế và chính trị hòn đảo với dân số đông thứ ba cả nước.

Ngày 11/11, thượng nghị sĩ Antonio Trillanes cáo buộc trên đài Cignal TV rằng hai cựu tổng thống Rodrigo Duterte và Gloria Macpagal Arroyo đang bắt tay tìm cách thay đổi chính quyền đương nhiệm, tương tự cuộc chính biến vào năm 2001 khi bà Arroyo lật đổ Joseph Estrada.

"Ông Duterte chưa từng phải sống trong cảnh không nắm quyền lực và khát khao trở lại nắm quyền", Trillianes nói. Ông cũng chỉ ra rằng cựu tổng thống Duterte đang bị Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) điều tra về cáo buộc hành quyết, che đậy tội ác trong cuộc chiến chống ma túy do ông phát động trong thời gian nắm quyền.

"Quyền lực trở thành vấn đề sống còn và tự do. Ông ấy có đủ động cơ để giành lại quyền lực", thượng nghị sĩ này cho hay.

Trillianes cho rằng những kế hoạch chống lại ông Marcos Jr. đang bước vào "giai đoạn kích động" chính trị, chưa đến mức hình thành âm mưu đảo chính quân sự như cảnh báo của Tổng tham mưu trưởng Brawner. Tuy nhiên, ông lo ngại cuộc đụng độ giữa hai gia tộc Duterte và Marcos chỉ là vấn đề thời gian, với kết cục là "một trong hai phe sẽ biến mất hoặc suy yếu nghiêm trọng".

Ana Marie Pamintuan, tổng biên tập báo Philippine Star, bình luận "virus đảo chính" vẫn tồn tại trong đời sống chính trị của Philippines. Bà nhắc lại rằng đảo chính là nỗi ám ảnh kinh niên của nhiều đời tổng thống cũng như người dân nước này. Ông Ferdinand Marcos, bố của Tổng thống đương nhiệm, từng bị lật đổ bởi phong trào dân sự vào năm 1986, còn tổng thống Joseph Estrada mất chức vì chính biến do quân đội chống lưng vào năm 2001.

Pamintuan lưu ý cả hai sự kiện đều cần sự ủng hộ đông đảo dư luận để thành công. Bà Arroyo giữ ghế tổng thống trong 9 năm và hóa giải thành công hai âm mưu đảo chính cũng nhờ duy trì mức ủng hộ đa số.

Điều khiến giới quan sát lo ngại là những bất đồng âm ỉ trong quân đội và giới tướng lĩnh về hưu. Trong 16 tháng ông Ferdinand Marcos Jr. cầm quyền, chính phủ của ông vấp phải hai tranh cãi với quân đội: cải cách thời hạn nắm quyền của những tướng hàng đầu và điều chỉnh lương hưu cho quân nhân.

Chính quyền đương nhiệm đã tìm cách xoa dịu quân đội. Theo thượng nghị sĩ Jinggoy Estrada, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Philippines, ông Marcos Jr. đã đề ra nhiều biện pháp cải thiện mức sống và chăm sóc sức khỏe cho quân nhân, cũng như đầu tư nhiều hơn về trang bị quân đội.

Estrada nhận định quân nhân Philippines phần đông vẫn "duy trì lòng trung thành với hiến pháp, nhân dân và đất nước". Dù vậy, giới quan sát lo ngại cảnh báo của Tổng tham mưu trưởng Brawner về "nhân tố gây bất ổn" trong hàng ngũ cho thấy sóng ngầm bất bình vẫn tồn tại.

Những phát biểu từ cựu tổng thống Duterte và đồng minh chỉ đổ thêm dầu vào lửa.

Trong sự kiện trực tuyến ngày 7/11, khi được đồng minh chính trị Apollo Quiboloy đặt câu hỏi về tin đồn đảo chính, ông Duterte không bác bỏ mà trả lời kiểu lấp lửng.

"Tôi nhớ từng trao đổi với một số tướng về hưu. Tôi chỉ nói họ rằng không cần thay đổi chính quyền miễn là không xảy ra tham nhũng nghiêm trọng. Lúc này tôi không thấy điều đó xảy ra", ông nói.

Salvador Panelo, cựu luật sư tổng thống, khẳng định ông Duterte vẫn tin tưởng chính quyền đương nhiệm và tin đồn đảo chính chỉ là "tưởng tượng". Dù vậy, Panelo nói bóng gió rằng cựu tổng thống Philippines vẫn là tượng đài chính trị lớn và không ngại trở lại vị trí lãnh đạo nếu cần.

"Trong kịch bản đảo chính quân sự xảy ra, quân đội nhiều khả năng sẽ đề nghị ông Duterte lên nắm quyền. Tôi hiểu người đàn ông này. Ông ấy sẽ nhận lời, nhưng chỉ trong hoàn cảnh đó. Ông ấy không bao giờ là người khởi đầu đảo chính", cựu luật sư Điện Malacanang nói.

Ông Rodrigo Duterte (hàng đầu, bên trái) và con gái Sara Duterte-Carpio (váy xanh) dự một sự kiện ở Tokyo, Nhật Bản tháng 10/2019. Ảnh: Reuters .

Ông Duterte đã công khai bày tỏ không hài lòng với một số thành viên chính quyền đương nhiệm thường xuyên hơn, đặc biệt về cuộc điều tra của ICC nhắm vào chiến dịch chống ma túy dưới thời ông.

Dù Tổng thống Marcos Jr. đã tuyên bố cắt liên lạc với ICC về cuộc điều tra Duterte, Tổng chưởng lý Menardo Guevara và Bộ trưởng Tư pháp Jesus Crispin Remulla được cho là đang muốn xem xét lại thẩm quyền của ICC tại Philippines.

Ngoài ra, ông Duterte có thể đang ngày càng lo lắng về tiền đồ chính trị của con gái Sara, Phó tổng thống đương nhiệm. Bà được xem là chất keo gắn kết hai gia tộc chính trị Duterte ở miền nam và Marcos ở miền bắc Philippines, nhưng mối quan hệ này đang có dấu hiệu rạn nứt.

Sau khi Marcos Jr. đắc cử nhờ sự hỗ trợ không nhỏ của gia tộc Duterte, ông từ chối cho Phó tổng thống Sara kiêm nhiệm ghế bộ trưởng quốc phòng, thay vào đó giao cho bà nhiệm vụ hoạch định ngành giáo dục. Ngân sách cho văn phòng phó tổng thống trong năm 2022 cũng chỉ được đáp ứng hơn một nửa mức yêu cầu, 221 triệu peso (hơn 3,9 triệu USD) so với đề xuất 403 triệu peso (khoảng 7,1 triệu USD).

Tháng 10, Hạ viện Philippines, nơi đồng minh của ông Marcos Jr. chiếm đa số, tiếp tục khiến cựu tổng thống Duterte nổi giận khi điều chỉnh ngân sách qua mặt bà Sara. Họ tái phân bổ 650 triệu peso (hơn 11 triệu USD) trong hàng loạt quỹ tín thác thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Văn phòng Phó tổng thống cho các cơ quan an ninh quốc gia, với lý do cần tăng ngân sách ứng phó rủi ro an ninh hàng hải.

Ông Duterte chỉ trích Chủ tịch Hạ viện Martin Romualdez cố tình "làm bẽ mặt" con gái mình. Trong khi đó, Panelo cáo buộc ông Romualdez cùng đồng minh đang tìm cách cô lập bà Sara, ngăn cản bà tranh cử tổng thống vào năm 2028.

Những rạn nứt giữa hai gia tộc chính trị quyền lực hàng đầu Philippines đang ngày một rõ rệt, khiến giới quan sát lo ngại câu chuyện đảo chính sẽ không ngừng lại ở mức tin đồn mà có nguy cơ trở thành hiện thực.

"Dường như virus đảo chính vẫn sống sót, và nó đang được đánh thức trở lại sau một giấc ngủ dài", Ana Marie Pamintuan bình luận.

Thanh Danh (Theo SCMP, Philippine Star)

Có thể bạn quan tâm
Tin thế giới ngày 8/5: Ấn Độ - Pakistan bên bờ vực chiến tranh, Nga-Trung ký thỏa thuận tăng cường quan hệ chiến lược, Mỹ muốn đổi tên Vịnh Ba Tư

Tin thế giới ngày 8/5: Ấn Độ - Pakistan bên bờ vực chiến tranh, Nga-Trung ký thỏa thuận tăng cường quan hệ chiến lược, Mỹ muốn đổi tên Vịnh Ba Tư

22:00 08/05/2025

Trung Quốc “trục xuất” tàu Nhật Bản, Israel không kích ồ ạt Lebanon, Mỹ đề xuất thỏa thuận ngừng bắn mới tại Gaza, EU giải ngân khoản vay mới cho Ukraine, Lực lượng đặc nhiệm Mỹ triển khai khắp Philippines… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ, 6 người thiệt mạng, nhiều người nguy kịch

Giẫm đạp tại lễ hội ở Ấn Độ, 6 người thiệt mạng, nhiều người nguy kịch

15:00 03/05/2025

Một vụ giẫm đạp kinh hoàng xảy sáng 3/5 tại đền Lairai Devi thuộc làng Shirgao, bang Goa của Ấn Độ, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và khoảng 80 người bị thương.

Kai Trump khoe phòng chơi golf, bowling trong Nhà Trắng

Kai Trump khoe phòng chơi golf, bowling trong Nhà Trắng

12:45 30/04/2025

Nhân dịp tới Nhà Trắng dự lễ Lăn trứng Phục sinh, Kai Trump giới thiệu về phòng khách, phòng chơi golf, bowling, gym trong Nhà Trắng.

Xung đột ở Gaza: Hamas xem xét đề xuất mới của Israel, nhắc lại các yêu cầu cốt lõi

Xung đột ở Gaza: Hamas xem xét đề xuất mới của Israel, nhắc lại các yêu cầu cốt lõi

03:45 23/04/2025

Ngày 14/4, phong trào Hồi giáo Hamas cho biết, ban lãnh đạo của nhóm này đang xem xét đề xuất hòa bình về Dải Gaza mới nhận được từ các nhà hòa giải và sẽ đưa ra phản hồi sau khi hoàn tất các cuộc tham vấn nội bộ.

Mỹ-Iran bắt đầu bước vào đàm phán, ông Trump nói Tehran 'không thể có vũ khí hạt nhân'

Mỹ-Iran bắt đầu bước vào đàm phán, ông Trump nói Tehran 'không thể có vũ khí hạt nhân'

23:45 22/04/2025

Theo giới chức Iran, Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi và đặc phái viên Trung Đông của ông Trump Steve Witkoff sẽ đàm phán gián tiếp thông qua một quan chức Oman làm trung gian. Tuần trước, vòng đàm phán gián tiếp đầu tiên tại Muscat đã được cả hai bên đánh giá là mang tính xây dựng.

Hy vọng ngừng bắn tắt lịm tại Sumy sau đòn tập kích của Nga

Hy vọng ngừng bắn tắt lịm tại Sumy sau đòn tập kích của Nga

17:45 21/04/2025

Người dân Sumy cho biết họ không còn chút niềm tin nào vào triển vọng ngừng bắn sau khi thành phố hứng cuộc tập kích tên lửa của Nga cuối tuần trước.

Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

Tình hình Syria: Bạo lực tái bùng phát dữ dội, hơn 1.000 người thiệt mạng trong 2 ngày giao tranh

02:00 18/04/2025

Hãng thông tấn nhà nước SANA của Syria đưa tin ngày 9/3, các cuộc đụng độ đã bùng phát tại nhà máy điện khí Banias ở nước này.

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia

22:00 17/04/2025

Sáng 16/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Colombia phụ trách các vấn đề đa phương Mauricio Jaramillo Jassir nhân dịp ông dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G) đang diễn ra tại Hà Nội từ 14-17/4.

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

Bệnh viện Nhật lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi

19:45 17/04/2025

Bệnh viện Sanikukai ở Tokyo lập quầy tiếp nhận trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, giúp nhân viên y tế có thể kịp thời chăm sóc, bảo vệ các bé.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Du học Nhật Bản, Học bổng Nhật Bản, Việc làm tại Nhật Bản, Dịch vụ ở Nhật Bản, Aishin Hà Nội
Du học Nhật Bản
Thông tin du học
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van, commercial van, campervan, toyota hiace van for sale
Toyota hiace van for sale
Commercial van for sale
Campervan for sale