Ngày 20.4, hưởng ứng Ngày Sách và Văn hoá đọc Việt Nam, Trường Đại học Khoa học thuộc Đại học Huế ra mắt Tủ sách Huế với hơn 200 đầu sách về văn hoá, lịch sử, địa chí Thừa Thiên Huế và nhiều sách hay viết về Huế...
Việc xây dựng Tủ sách Huế trong Trường Đại học Khoa học Huế nhằm thực hiện theo đề án Tủ sách Huế của tỉnh Thừa Thiên Huế để giới thiệu, quảng bá văn hoá Huế, con người Huế, phát triển văn hoá đọc.
Tủ sách Huế trong trường đại học còn nhắm đến việc sẽ giúp lan toả tình yêu Huế, mong muốn đóng góp xây dựng Huế phát triển hơn nữa trong sinh viên và giới trẻ.
Tại ngày hội đọc sách năm 2023, Trường Đại học Khoa học Huế trao giải cho 24 học sinh, sinh viên đạt giải cuộc thi vẽ tranh về chủ đề "Sách với Bác Hồ"; tuyên dương và tặng sách cho các sinh viên tích cực đến thư viện.
Sinh viên nhà trường cũng được giao lưu với diễn giả với chủ đề "Sách cho tôi, cho bạn".
Dịp này, Trường Đại học Khoa học Huế hưởng ứng và phát động cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc năm 2023 cho sinh viên, học sinh.
Cũng trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi trò chuyện “Xuyên suốt niềm vui với sách báo - lan tỏa tinh thần và đam mê” tại Trường THPT chuyên Quốc Học.
Hơn 300 em học sinh THPT đã được nghe nhà sưu tầm sách báo Nguyễn Phi Dũng đến từ Nam Định chia sẻ niềm đam mê và hành trình sưu tầm sách báo của ông.
Ông Dũng cũng chia sẻ với các em học sinh những trải nghiệm, kinh nghiệm và hành trình đọc của mình, những kỹ năng phân tích, suy luận và tổng hợp thông tin từ những cuốn sách đã đọc, cách đọc đúng và đọc hiểu...
Từ sở thích đọc sách, ông Nguyễn Phi Dũng đã sưu tầm sách báo hơn 10 năm nay và sở hữu hơn 20 tấn sách và báo chí.
Trong đó có những tờ báo thuộc các báo đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam, bằng tiếng Việt như tờ Gia Định báo (xuất bản số đầu tiên năm 1865 ở Sài Gòn), Phụ nữ tân văn (xuất bản số đầu năm 1929 ở Sài Gòn)
Những tờ báo cách mạng thời kỳ đầu, như Cứu Quốc, Độc Lập, Cờ Giải Phóng, Lao Động, Vui Sống…; những tạp chí văn hóa, văn học nổi tiếng một thời, như Phong Hóa, Ngày Nay, Nam Phong…
Ngọn đuốc được 55 thanh niên ưu tú tỉnh Nghệ An mang từ Nam Đàn - quê hương của Bác Hồ về Truông Bồn - biểu tượng lịch sử của Thanh niên xung phong Việt Nam. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã trao ngọn đuốc cho Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Bùi Quang Huy thắp lên ngọn lửa nhiệt huyết, xung kích, tình nguyện, cống hiến, để góp phần xây dựng đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Dịp cuối tuần, cô Phùng Thị Hiền (Hà Nội) tổ chức các buổi workshop tại nhà, thu hút phụ huynh và trẻ em trong khu chung cư đăng ký tham gia làm đồ trang trí Giáng sinh.
Em 28 tuổi, sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh, trình độ sau đại học.
Sau 10 ngày tổ chức với gần 20 hoạt động trong khuôn khổ sự kiện, Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 đã ghi nhận 4,5 triệu lượt người dân, du khách tham gia.
Sinh sống trong một xã vùng sâu chưa có điện của huyện Đăk Glong, vợ chồng Thào Thị Sau lần đầu rời bản vì đứa con trai bụng to như trống.
Dẫn ra hiện tượng mạng trong thời gian qua về một vị sư, thí sinh Đinh Thị Thanh Bình cho rằng bên cạnh những thông tin đúng đắn, tích cực, còn có nhiều thông tin xuyên tạc, sai sự thật, gây hoang mang trong dư luận và ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi, nhận thức của các bạn trẻ, đoàn viên thanh niên.
Sáng 7/3, tại Đồn Biên phòng Mỹ An (xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ), Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2024, với sự tham gia của 400 cán bộ, chiến sĩ, hội viên, thanh niên và người dân địa phương.
Trong tương lai gần, cấp cứu ngoại viện (ngoài bệnh viện) của TP.HCM sẽ hình thành mạng lưới phủ khắp từ đường bộ, đường thủy và đường không. Từ đây, cơ hội vàng cứu sống người bệnh được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể.
Bất ngờ bị chiếc xe điện từ trong ngõ lao ra đâm ngang, Tuyết Hạnh cùng xe máy ngã xuống đường, cơ thể bầm dập, rạn xương.