Trong 'men say' chiến thắng ASEAN Cup 2024 vừa qua, câu 'Không phải người Việt Nam nào cũng yêu bóng đá, thứ ta yêu là quốc kỳ' viral mạnh mẽ trên mạng xã hội.
Không rõ ai là "tác giả" nhưng loạt bài đăng trên mạng trích dẫn câu nói đó đính kèm hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay đã lột tả một "tinh thần Việt Nam" rất rõ.
Lá cờ không chỉ thấy ở môn thể thao vua, mà còn hiện diện trong những sự kiện chào mừng, chiến thắng hoặc những thời khắc ngặt nghèo nhất của dân tộc.
Đọc Chết cho màu cờ: Quyền lực và chính trị của những lá cờ (Worth dying for: The Power and Politics of flags) của tác giả Tim Marshall, có thể lý giải phần nào tại sao những lá cờ lại quyền lực đến vậy.
Kinh nghiệm tường thuật của một nhà báo đã giúp Tim Marshall định hình nên câu chuyện khá hấp dẫn Chết cho màu cờ.
Bắt đầu từ lá cờ Mỹ được cắm lên giữa khung cảnh đổ nát, hoang tàn còn bốc khói của Trung tâm Thương mại thế giới ở New York vào ngày 11-9-2001 nói "nhiều điều về sức mạnh của người dân Mỹ", ông dẫn người đọc bước vào một chuyến du ngoạn khám phá những lá cờ khắp thế giới.
Từ những sắc màu Ả Rập (với các màu sắc quan trọng trong đạo Hồi như trắng, đen, xanh lá và đỏ) tới những lá cờ gây sợ hãi ở vùng Trung Đông, ở những cuộc thập tự chinh lớn, những lá cờ của tự do đến những lá cờ cách mạng ở lục địa châu Phi và Nam Mỹ.
Ký giả này còn nhắc đến những lá cờ phi quốc gia hoặc siêu quốc gia: lá cờ của Hội Chữ thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ hay lá cờ Liên minh châu Âu và Liên hợp quốc…
Có cả lá cờ duy nhất trên thế giới mang yếu tố giới đó là lá cờ cầu vồng (lục sắc, đại diện cho cộng đồng và các phong trào xã hội LGBT).
Theo ông, những lá cờ nói lên rất nhiều điều về việc những quốc gia đã từng (là gì, trải qua điều gì) và muốn trở thành một đất nước như thế nào.
J. W. Goethe từng nói với Francisco de Miranda, người thiết kế cờ Venezuela: "Mỗi quốc gia khởi đầu từ một cái tên và một lá cờ, rồi sau đó trở thành bản sắc của quốc gia đó, chẳng khác nào một người hoàn tất định mệnh của mình".
Trong chuyến du ngoạn của mình, Tim Marshall diễn dịch quyền lực và chính trị của những lá cờ.
Ông xem đó là một biểu tượng gắn kết mọi người, tạo ra cảm giác chung về "chúng ta". Để từ sự thống nhất đến chia rẽ, lá cờ đã đóng vai trò quan trọng trong việc định hình nền chính trị toàn cầu mà ta đang thấy ngày nay.
Theo Tim Marshall, lá cờ có thể truyền đi thông điệp về nỗi sợ hãi, hòa bình hay đoàn kết trong bối cảnh thay đổi không ngừng của bản sắc và ý nghĩa.
Nhiều lá cờ mang trong mình thứ lịch sử được giấu kín nói lên nhiều điều về hiện tại.
Chúng ta vẫy cờ, treo cờ bay phấp phới bên ngoài các tòa nghị viện và cung điện… đại diện cho quyền lực chính trị cấp cao và sức mạnh của quần chúng. Vì sao lại có sức mạnh đó?
Lá cờ là biểu tượng gói ghém cảm xúc, có khả năng khơi dậy và bộc lộ những tình cảm mạnh mẽ tới mức người ta có thể sẽ theo tấm vải màu sắc của mình lao vào làn tên mũi đạn và hy sinh cho những gì mà lá cờ ấy đại diện.
Chết cho màu cờ là một cuốn sách không quá khó đọc, nhờ vào hiểu biết lẫn cách kể chuyện sinh động và hài hước của Tim Marshall.
Thỉnh thoảng bạn đọc sẽ bắt gặp những đoạn viết có phần khoa trương như khi nói về quốc kỳ Ý, ông như reo vui khi nhắc đến ẩm thực: "Pizza! Pasta". Cũng có những đoạn bị cho là thiếu nghiêm túc khi sử dụng các giai thoại hoặc "nghe nói"…
Song bỏ qua những điều đó, đây vẫn là một cuộc khám phá sâu sắc, thách thức độc giả đi tìm câu trả lời về mối liên hệ giữa bản sắc và biểu tượng trong bối cảnh địa chính trị đầy biến động này.
Nhất là khi các cuộc tranh luận về chủ nghĩa dân tộc và bản sắc vẫn tiếp diễn trên thế giới, tầm quan trọng của lá cờ ngày càng tăng.
Trong cuốn sách Chết cho màu cờ, tác giả kể lại câu chuyện của Joan d'Arc vẫy cao lá cờ màu trắng trong trận vây hãm thành Orléans, chặn bước tiến của quân Anh năm 1429.
Ở phiên xét xử kết tội bà dị giáo trước khi hành quyết, bà nói: "Tôi có một lá cờ mà nền cờ lấm tấm những đóa hoa ly… Lá cờ màu trắng, làm từ thứ vải "boccassin" màu trắng, tôi tin trên lá cờ ấy có viết dòng chữ Jesus Maria với viền tua rua lụa…".
Người ta hỏi bà "quan tâm tới lá cờ hay thanh gươm nhất"?. "Lá cờ của tôi quan trọng hơn, hơn bốn mươi lần thanh gươm" - câu trả lời của bà có lẽ là lời xác quyết hay nhất về những lá cờ.
Có người nói tiếng Việt khó vì phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, nhưng tiến sĩ Nguyễn Việt Anh - người đã dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở Pháp hơn chục năm qua - không nghĩ vậy.
Đua vỏ lãi là giải đua hằng năm được huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng ) tổ chức nhằm giữ gìn nét đẹp văn hóa sông nước vừa là dịp...
Anh Nguyễn Xuân Hiếu – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam khẳng định, trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Lào Cai luôn được đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu khu vực, các chỉ tiêu nhiệm kỳ đều đạt và vượt so với mục tiêu đề ra.
Lãng phí thời gian, bỏ bê chăm sóc bản thân, bỏ qua niềm đam mê cá nhân... là những điều người thành công không bao giờ làm vào cuối tuần.
Cơ quan chức năng xác định 4 du khách người Hàn Quốc trong vụ lũ quét tại Khu du lịch làng Cù Lần (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) đã tử vong.
Dịch vụ chia sẻ phòng ngắn hạn Airbnb đang đối mặt với bê bối quay lén khi khách cho rằng công ty đã không xử lý thỏa đáng vấn đề.
Tổng thống Mỹ Joe Biden, 81 tuổi, tiếp tục gây hoang mang khi đứng bất động trong một sự kiện gây quỹ tranh cử ở Los Angeles.
'Mong các bạn không bị đói, có sức khỏe để sớm xây lại nhà' - Hiền Anh, lớp 2A1, trường tiểu học Hà Nội nhắn nhủ trong bức thư gửi người dân vùng lũ phía Bắc.
Hơn 4 năm làm cộng tác viên cho các tờ báo, chàng trai khiếm thị Nguyễn Đức Nghị (23 tuổi, Hà Nội) ước một lần được bôn ba khắp mọi...