Quy hoạch mạng lưới đại học: Sẽ sáp nhập, đình chỉ trường chưa đạt chuẩn

10:10 15/01/2024

Số lượng trường đại học, cao đẳng sau sáp nhập, đình chỉ có thể giảm 20% so với hiện nay.

Trường đại học Quảng Nam nhiều khả năng sẽ được sáp nhập trở thành trường thành viên của Đại học Đà Nẵng - Ảnh: Q.N.

Trao đổi với Tuổi Trẻ liên quan Dự thảo quy hoạch mạng lưới đại học, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo HOÀNG MINH SƠN cho biết cấu trúc hệ thống giáo dục đại học hiện nay khá phức tạp. 25 bộ, ngành, cơ quan trung ương và 23 địa phương quản lý trực tiếp 137 cơ sở giáo dục đại học.

Bên cạnh vấn đề phát sinh về bộ máy tổ chức và biên chế thì sự quan tâm, cách thức quản lý của các cơ quan đối với các cơ sở giáo dục đại học cũng chưa có sự thống nhất, đồng bộ. Việc phân bổ ngân sách nhà nước thông qua cơ quan quản lý trực tiếp cũng khó bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng dựa trên năng lực và kết quả hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học.

Sẽ không còn trường không đạt chuẩn

* Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định việc nhiều bộ, ngành cùng quản lý đại học gây ra nhiều thách thức cho sự phát triển hệ thống. Tuy nhiên, dự thảo không thấy nêu vấn đề về xóa bỏ bộ chủ quản. Vì sao, thưa ông?

- Dự thảo báo cáo cần phải đánh giá thực trạng mạng lưới hiện nay, tuy nhiên nội dung về cơ quan quản lý trực tiếp hay bộ chủ quản không nằm trong phạm vi nhiệm vụ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm.

  • Quy hoạch mạng lưới đại học: Trường tỉnh tìm đường sáp nhập

  • Quy hoạch mạng lưới đại học: Nhiều trường lay lắt tồn tại

  • Quy hoạch đại học nhiều hạn chế, thách thức bài toán đổi mới

* Hiện nay có rất nhiều trường đại học yếu cả về tuyển sinh và hoạt động. Quy hoạch sẽ giải quyết vấn đề này thế nào?

- Quan điểm của bộ khi xây dựng dự thảo là "sáp nhập hoặc giải thể các trường đại học hoạt động kém hiệu quả, kém chất lượng". Cụ thể, số cơ sở giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm công lập giảm ít nhất 20% so với năm 2021, không còn cơ sở giáo dục đại học không đạt chuẩn.

Về định hướng phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, chúng tôi xác định củng cố, sắp xếp những trường đại học không đạt chuẩn cơ sở giáo dục đại học theo các phương án: tái cấu trúc và tập trung đầu tư để đạt chuẩn trong lộ trình từ 3-5 năm; sáp nhập để trở thành một đơn vị đào tạo hoặc một phân hiệu của một cơ sở giáo dục đại học có uy tín và cuối cùng là đình chỉ hoạt động đào tạo trước năm 2028 và giải thể trước năm 2030.

Vai trò của đại học quốc gia, đại học vùng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn - Ảnh: NAM TRẦN

* Số lượng trường đại học giảm nhẹ nhưng sẽ có thêm các đại học quốc gia và đại học vùng. Tuy nhiên, cơ cấu đại học trọng điểm ngành, đại học vùng ở các khu vực chưa đồng đều, tập trung nhiều ở Đồng bằng sông Hồng, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều. Theo ông, vì sao có sự chệnh lệch này?

- Việc quy hoạch các cơ sở giáo dục trọng điểm quốc gia phải bảo đảm góp phần hiện thực hóa các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước, nhất là định hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các đại học, trường đại học lớn trong các nghị quyết phát triển vùng.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học cũng đã xác định rõ chính sách của Nhà nước: "Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước".

Theo dự thảo, đại học vùng có vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ cho vùng. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng kinh tế phát triển mạnh, cùng với tiểu vùng Trung Trung Bộ đang có hoặc được quy hoạch các đại học quốc gia (với quy mô đào tạo tương đương nhau ở ba vùng này), nên không quy hoạch các đại học vùng.

Như vậy, bên cạnh Đại học Thái Nguyên tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc, dự thảo chỉ đề xuất bổ sung bốn đại học tại Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, phân bố khá đồng đều theo vùng miền. Riêng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ có chiều dài rất lớn nên dự thảo quy hoạch có đề xuất hai đại học vùng tại Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.

* Tiêu chí cụ thể để quy hoạch trường trọng điểm là gì?

- Mỗi lĩnh vực, ngành trọng điểm chỉ quy hoạch từ 1-2 cơ sở giáo dục đại học. Như vậy, tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn quy hoạch cơ sở giáo dục trọng điểm ngành quốc gia là năng lực đội ngũ giảng viên, tiềm lực cơ sở vật chất, thành tích đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực, ngành đào tạo trọng điểm theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch tổng thể quốc gia, sau đó mới cân nhắc yếu tố phân bố vùng miền.

Hà Nội và TP.HCM là hai trung tâm đứng đầu về nghiên cứu và đào tạo chất lượng cao ở hai đầu đất nước, do vậy hầu hết cơ sở giáo dục đại học được đề xuất quy hoạch trọng điểm ngành quốc gia đều nằm ở hai thành phố này.

Tuy vậy, nếu xem xét kỹ thì phần lớn các lĩnh vực, ngành trọng điểm đều đã có sự phân bố tương đối hài hòa theo vùng miền, hoặc nằm trong cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia, hoặc nằm trong các đại học quốc gia và đại học vùng (cũng như phân hiệu của các cơ sở giáo dục đại học).

Nòng cốt, dẫn dắt

Các đại học vùng được quy hoạch tại một số vùng, tiểu vùng có quy mô giáo dục đại học còn thấp, đồng thời các cơ sở giáo dục đại học trọng điểm ngành quốc gia được quy hoạch.

Những trường đại học, đại học này sẽ cùng các đại học quốc gia thực hiện vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo cho một số lĩnh vực, ngành trọng điểm của quốc gia.

Sẽ có mô hình đại học quốc gia khác biệt cho Đại học Bách khoa Hà Nội?

* Dự kiến Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ thành Đại học Quốc gia. Cơ cấu đại học quốc gia hiện tại là các trường thành viên đào tạo chuyên biệt theo nhóm ngành nào. Đại học Bách khoa Hà Nội chuyên đào tạo kỹ thuật, các trường con hiện cũng là trường kỹ thuật. Như vậy sẽ có mô hình đại học quốc gia khác biệt cho Đại học Bách khoa Hà Nội?

- Đại học Bách khoa Hà Nội hiện đang đào tạo 11 lĩnh vực tại 5 trường và 5 khoa, viện thuộc đại học, trong đó có 7 lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán) và 4 lĩnh vực khác.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học quy định đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, nhưng không có quy định cứng về mô hình tổ chức của các đại học (bao gồm cả đại học quốc gia và đại học vùng) phải có các trường đại học thành viên.

Thực tế là cả hai đại học mới được chuyển đổi trong thời gian qua là Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế TP.HCM đều không lựa chọn mô hình có các trường đại học thành viên mà chọn mô hình có các trường thuộc đại học.

Sự khác nhau giữa hai mô hình này nằm ở chỗ trường đại học thành viên có tư cách pháp nhân riêng và thực hiện quyền tự chủ đầy đủ của một cơ sở giáo dục đại học trong khi đó trường thuộc đại học không có tư cách pháp nhân riêng mà thực hiện quyền tự chủ được phân cấp theo quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.

Cần phải nói thêm rằng việc thành lập một trường đại học thành viên phải tuân thủ đầy đủ điều kiện và quy trình như thành lập mới một trường đại học.

Như vậy, việc lựa chọn mô hình tổ chức liên quan tới mô hình quản trị nội bộ và quản lý nhà nước đối với mỗi đại học, nhưng không phải là một nội dung quy định trong phạm vi của Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm.

Có thể bạn quan tâm
Khởi tố đối tượng làm gần 4 tấn lúa giống giả bán cho nông dân Lai Châu

Khởi tố đối tượng làm gần 4 tấn lúa giống giả bán cho nông dân Lai Châu

10:30 31/03/2024

Sáng 31.3, Công tỉnh Lai Châu thông tin về việc khởi tố vụ án , bắt tạm giam Dương Ngọc Duy để điều tra về hành vi sản xuất gần...

Cảnh cáo Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau

Cảnh cáo Phó giám đốc Sở Y tế Cà Mau

12:30 29/07/2023

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có Quyết định kỷ luật ông Trần Quang Khóa, Phó Giám đốc Sở Y tế Cà Mau với hình thức cảnh cáo.

Hé lộ nguồn gốc 7 lô đất liên quan cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Hé lộ nguồn gốc 7 lô đất liên quan cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

10:00 04/04/2023

TP - Ngày 3/4, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, qua công tác xác minh, cơ quan chức năng xác định, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh được cho tặng nhiều lô đất và ông Nguyễn Văn Vịnh cũng cho tặng đi nhiều lô đất.

Cháy lớn giữa ban ngày, một căn nhà bị thiêu rụi

Cháy lớn giữa ban ngày, một căn nhà bị thiêu rụi

14:30 17/04/2023

Vụ cháy khiến một căn nhà bị thiêu rụi hoàn toàn và làm ảnh hưởng đến căn nhà bên cạnh ở ngay trung tâm TP Rạch Giá (Kiên Giang).

Phó chánh Thanh tra 'vào nhà nghỉ với vợ người khác' bị cách chức

Phó chánh Thanh tra 'vào nhà nghỉ với vợ người khác' bị cách chức

18:10 11/09/2023

Chiều 11/9, nguồn tin của phóng viên cho hay, Sở Nội vụ Hậu Giang vừa triển khai quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kỷ luật đối với ông Tăng Minh Thêm - Phó chánh Thanh tra tỉnh.

Bắt giữ kẻ vào xin nước rồi đánh cụ ông tử vong

Bắt giữ kẻ vào xin nước rồi đánh cụ ông tử vong

20:40 24/04/2024

Ngày 24/4, lãnh đạo UBND xã Phong Thạnh Đông (thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) xác nhận, cơ quan công an đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ án mạng xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong. Thông tin ban đầu, vào khoảng 20h ngày 23/4, T.V.G. (37 tuổi), ngụ ấp 11, xã Phong Thạnh Đông, thị xã Giá Rai đi vào nhà của ông T.V.T. (68 tuổi), ngụ ấp 12, xã Phong Thạnh Đông để xin nước đá uống. Lúc này, ông T.V.T. nói nhà không có nước đá, chỉ có...

Chủ tịch quận Bình Tân, TP.HCM: Xem xét trách nhiệm vụ 150 nhà xây trái phép

Chủ tịch quận Bình Tân, TP.HCM: Xem xét trách nhiệm vụ 150 nhà xây trái phép

19:40 23/10/2023

Liên quan đến vụ việc tháo dỡ 150 căn nhà xây dựng trái phép tại phường Tân Tạo (quận Bình Tân, TP.HCM), tối 23/10, trả lời VTC News, ông Nguyễn Minh Nhựt, Chủ tịch UBND quận Bình Tân khẳng định sẽ xem xét trách nhiệm quản lý địa bàn để xảy ra tình trạng xuất hiện hàng loạt căn nhà xây dựng trái phép. Theo Chủ tịch UBND quận Bình Tân, những căn nhà trái phép được xây dựng tại phường Tân Tạo trong khoảng từ năm 2016 – 2020. Nguyên nhân để xảy ra...

Nhà thơ nổi tiếng nào 26 tuổi đã làm Bộ trưởng?

Nhà thơ nổi tiếng nào 26 tuổi đã làm Bộ trưởng?

09:10 05/03/2024

1. Nhà thơ nổi tiếng nào 26 tuổi đã làm Bộ trưởng? A Huy Cận Nhà thơ Huy Cận sinh ngày 31/5/1919, trong gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh. Sau cách mạng tháng Tám thành công, khi mới 26 tuổi, ông được giao giữ chức Bộ trưởng Bộ Canh nông. Trong những năm 1945 - 1946 ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ. B Tố Hữu C Xuân Diệu D Chế Lan Viên 2. Học hết...

Cà Mau không có chuyện 12 cá sấu sổng chuồng

Cà Mau không có chuyện 12 cá sấu sổng chuồng

19:50 01/08/2023

Ngày 1-8, ông Trần Minh Nhân, phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình (Cà Mau), khẳng định thông tin 12 con cá sấu được nuôi ở địa phương sổng chuồng như tài khoản Facebook “Thanh Lâm” đăng tải là sai sự thật.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới