Chính phủ vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh với nhiệm vụ xây dựng đây thành điểm du lịch văn hóa - lịch sử đặc sắc.
Ngày 27-12, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký quyết định số 1694/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch thuộc các xã: Kim Thạch, Trung Nam, Vĩnh Hòa và thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh). Trong đó, khu vực bảo vệ I và II của di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh là 31,08ha.
Khu vực này bao gồm các di tích, điểm di tích là địa đạo Vịnh Mốc, địa đạo thôn Roọc và các địa đạo Hải quân, hệ thống địa đạo Hương Nam, địa đạo Troong Môn - cửa Hang (xã Kim Thạch); hệ thống địa đạo Hiền Dũng (xã Vĩnh Hòa); địa đạo Hải quân (xã Trung Nam); địa đạo 61 và hệ thống địa đạo Mũi Si (thị trấn Cửa Tùng).
Vùng cảnh quan tự nhiên, cảnh quan ven biển và làng xã bao quanh các di tích, điểm di tích tạo nên hệ thống làng hầm Vĩnh Linh và địa đạo Vịnh Mốc rộng khoảng 1.889ha.
Đối tượng lập quy hoạch là các di tích, điểm di tích, các di sản văn hóa phi vật thể, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích, và mối liên hệ di tích với các di tích khác tại Quảng Trị và vùng lân cận để kết nối, phát triển du lịch.
Việc nghiên cứu, lập quy hoạch phải nhận diện đầy đủ giá trị, bảo vệ bền vững di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh; hoàn thiện hồ sơ, dữ liệu làm cơ sở chuyển đổi số và tự động hóa trong quản lý. Đồng thời, đưa di tích thành điểm tham quan, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng...
Việc quy hoạch hướng đến tạo dựng điểm du lịch văn hóa - lịch sử đặc sắc, có giá trị không chỉ của tỉnh Quảng Trị mà của cả nước nói chung; góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao đời sống của người dân.
Quy hoạch được xây dựng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND tỉnh Quảng Trị được giao tổ chức lập quy hoạch, trình thẩm định lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để trình Thủ tướng phê duyệt. Thời gian thực hiện nhiệm vụ quy hoạch là 24 tháng.
Hội thi tập trung tuyên truyền, thể hiện truyền thống 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội ta, gắn với truyền thống của đơn vị, địa phương; những tấm gương anh hùng, liệt sĩ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...
Đó là chủ đề rất ý nghĩa của chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận hùng tráng, xúc động tại Hoàng Thành Thăng Long tối 18-11, ngợi ca lịch sử dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào của dân tộc ta, từ thuở các vua Hùng dựng nước tới ngày nay.
Ngày đầu năm học mới, các em học sinh vùng cao ở Điện Biên đón nhận thêm niềm vui được chứng kiến giây phút khánh thành 'Trường đẹp cho em', khởi công xây cây cầu Hạnh phúc cho đường đến trường bớt gian nan, vất vả.
Ban tổ chức nhận về 150 bài dự thi sau 3 tuần, trong đó, nhiều tác phẩm lấy ý tưởng từ nhịp sống Sài Gòn.
Tỉnh Quảng Nam đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề chế biến mì Quảng.
Một cháu bé 7 tuổi ở Gia Lai đã qua đời do bệnh dại sau khi bị chó cắn hơn 2 tháng trước.
Một con cá sấu dài hơn 4 m với phần bụng phình to sau khi ăn thịt người đã bị cảnh sát bắt và 'xử tử'.
TP - Nơi thành phố Xanh-Petecbua của xứ sở Bạch Dương vào chiều thu, bất chợt hiện ra khung hình chẳng thể lẫn vào đâu được của nữ dân quân Yên Vực, Nam Ngạn xứ Thanh được tay máy lão luyện của báo Tiền Phong ghi lại, đã trở thành hình ảnh điển hình cho tinh thần bất khuất của quân dân xứ Thanh một thời đạn bom.
100 suất học bổng và các giải thưởng của chương trình 'Chắp cánh ước mơ đã được báo Tuổi Trẻ trao đến học sinh và các tác giả của 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long vào ngày 17-7.