Quy định trái luật quốc tế của Trung Quốc

09:00 27/05/2024

Ngày 15-5, Trung Quốc công bố thủ tục thực thi Luật Hành chính của Lực lượng bảo vệ bờ biển (CGALEP). Đây là nỗ lực trong thế khó của Bắc Kinh nhằm cứu vãn "thế trận vùng xám" đang dần thất bại trên Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc theo dõi các ngư dân Philippines trên một chiếc tàu gỗ trong lúc nhóm Atin Ito tiếp tế nhiên liệu và thực phẩm cho ngư dân trên Biển Đông hôm 16-5-2024 - Ảnh: AFP

Gói CGALEP lần này là động thái tiếp nối sau khi Cục Hải cảnh Trung Quốc ban hành hai quy tắc tố tụng hình sự liên tiếp vào năm 2023, nhằm làm rõ quy trình thực thi Luật Hải cảnh được thông qua vào năm 2021.

Hành vi như vậy không chỉ vi phạm UNCLOS mà còn vi phạm các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó quy định mỗi quốc gia có trách nhiệm phải kiềm chế sử dụng vũ lực hoặc gây hấn để thực thi, đặc biệt trong trường hợp này, các yêu sách lãnh thổ bất hợp pháp trên biển.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines GILBERTO TEODORO phát biểu ngày 24-5

Tiếp tục mập mờ pháp lý

Bao gồm tổng cộng 16 chương và 281 điều khoản, CGALEP đang hứng chịu sự chỉ trích từ dư luận khu vực khi tiếp tục dựa trên diễn giải của Luật Hải cảnh công nhận Trung Quốc có chủ quyền đối với các khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa trên biển.

Điều này hoàn toàn trái với quy định ở điều 56 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 chỉ cho phép quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và phi sinh vật và các hoạt động thăm dò năng lượng, khai thác kinh tế khác ở EEZ.

Không chỉ tự ý áp đặt khái niệm chủ quyền đối với khu vực EEZ trái với luật pháp quốc tế, Trung Quốc còn tự quy định phạm vi về quyền tài phán ở điều 257 của CGALEP khi cho phép CCG được tạm giữ từ 30 - 60 ngày đối với người nước ngoài vi phạm luật xuất nhập cảnh, gây nguy hiểm cho an ninh và lợi ích quốc gia hoặc có hành vi hỗ trợ người khác vi phạm luật xuất nhập cảnh Trung Quốc trong khu vực EEZ do nước này tự quy định. Phạm vi này đi quá giới hạn về quyền tài phán của quốc gia ven biển được quy định ở điều 56 của UNCLOS và cũng không phù hợp với đặc thù của khu vực EEZ là một lãnh thổ hỗn hợp.

  • Philippines chỉ trích quy định hoạt động hải cảnh Trung Quốc trên Biển ĐôngĐỌC NGAY

Sự cân bằng về quyền giữa quốc gia ven biển và các quốc gia khác đòi hỏi một sự phân chia thẩm quyền tùy trường hợp cụ thể để giải quyết xung đột ở các lĩnh vực mới trong khu vực EEZ theo quy định của điều 59 UNCLOS, chứ không thể tự ý áp đặt từ một phía quốc gia ven biển như trong CGALEP.

Tuy nhiên, dường như Trung Quốc vẫn muốn duy trì cách diễn giải đơn phương về khái niệm "chủ quyền" đối với khu vực EEZ của họ để có thể tiếp tục mở rộng lập trường diễn giải pháp lý "mập mờ" có lợi cho năng lực "lưỡng dụng" của CCG.

Trong khi luật pháp quốc tế quy định tàu hải quân "vỏ xám" được phép triển khai để "sử dụng vũ lực" bảo vệ chủ quyền quốc gia, thì tàu chấp pháp "vỏ trắng" được "sử dụng vũ khí" để đảm bảo quyền chủ quyền hợp pháp. Sự chuyển giao quyền kiểm soát CCG từ cơ quan quản lý dân sự trong Bộ Công an và Cục Hải dương nhà nước sang Quân ủy Trung ương (CMC) vào năm 2018 đã chính thức tích hợp khả năng "sử dụng vũ lực" cho CCG.

Vì vậy, điều 22 của Luật Hải cảnh cho phép CCG được cân nhắc sử dụng vũ khí khi phát hiện có nguy cơ bị xâm phạm cả về chủ quyền lẫn quyền chủ quyền trên các vùng biển quy định. Đây có thể xem chính là cốt lõi của "thế trận vùng xám" mà Trung Quốc đang dày công củng cố cả trên Biển Đông lẫn biển Hoa Đông.

Càng kiểm soát, càng mất kiểm soát

Sự gia tăng quyền lực pháp lý cho lực lượng CCG lúc này lại là một động thái có thể mang đến tổn hại về uy tín cho Trung Quốc nhiều hơn là mục tiêu áp chế đối thủ trên thực địa. Đặc biệt nhất là khi quyết định công bố thủ tục CGALEP lại trùng với thời điểm một đoàn thuyền dân sự có khẩu hiệu "Atin Ito (Đó là của chúng tôi)" vượt qua được sự phong tỏa của CCG ở bãi cạn Scarborough để tiếp tế thực phẩm và nhiên liệu cho ngư dân Philippines.

  • Trung Quốc tập trận chống tên lửa, tàu ngầm ở Biển ĐôngĐỌC NGAY

Sự đột phá vòng vây của đoàn thuyền Atin Ito bị phía Trung Quốc cáo buộc được hậu thuẫn bởi Chính phủ Philippines khi phía CCG xác nhận có tàu cảnh sát biển Philippines BRP Bacagay theo sát hộ tống, bất chấp phía Trung Quốc triển khai đợt phong tỏa Scarborough được xem là lớn nhất bao gồm 1 tàu hải quân, 8 tàu hải cảnh và 34 tàu dân binh. Đây là "lỗ hổng" mới nhất trong "thế trận vùng xám" của Trung Quốc.

Tuy nhiên, động thái "vá lỗ hổng" bằng cách ban hành CGALEP chứa đầy các diễn giải xung đột với UNCLOS trên thực tế lại khiến cho không chỉ chính giới Philippines được công khai tăng cường chỉ trích, mà còn kết hợp với làn sóng quan ngại về sự mở rộng quyền lực phi pháp của CCG trước đó từ cả chính giới Nhật Bản và Hàn Quốc, góp phần làm suy giảm kỳ vọng cho Thượng đỉnh Trung - Nhật - Hàn hiếm hoi đang diễn ra tại Seoul.

Do đó, Trung Quốc không chỉ càng mất đi uy tín mà còn khó có khả năng tiếp tục tham gia cuộc đua kiến tạo các kiến trúc đa phương đảm bảo an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông nói riêng và Tây Thái Bình Dương nói chung.

Tựu trung lại, Trung Quốc dường như vẫn đang lún sâu vào các lối mòn về tư duy vốn đang tạo nên những "lỗ hổng" ngày càng lớn của họ trên mặt trận pháp lý. Nếu không kịp chuyển hướng sang đối thoại, "thế trận vùng xám" cũng như uy tín của Bắc Kinh sẽ ngày càng gặp nhiều thách thức đến nỗi không thể quay đầu.

Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục khoanh vùng để tìm nghi phạm giết người ở Hóc Môn

Tiếp tục khoanh vùng để tìm nghi phạm giết người ở Hóc Môn

21:40 08/01/2024

Công an TP.HCM và Công an tỉnh Long An vẫn đang khẩn trương phối hợp truy bắt nghi phạm giết người tại ki ốt trên quốc lộ 22.

Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở Bình Chánh: 'Lúc ấy giữa trưa nắng, nhìn bé xót xa lắm'

Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở Bình Chánh: 'Lúc ấy giữa trưa nắng, nhìn bé xót xa lắm'

18:10 30/03/2024

Phát hiện bé gái sơ sinh ở khoảng đất trống tại huyện Bình Chánh (TP.HCM) giữa trưa nắng, người dân nhanh chóng đưa bé vào chỗ mát để chăm sóc cũng như báo tin cho lực lượng chức năng.

Cấu trúc an ninh thay thế NATO của Ukraine

Cấu trúc an ninh thay thế NATO của Ukraine

09:00 26/02/2024

Chuỗi động thái ký kết một loạt sáu hiệp định an ninh song phương giữa Ukraine với các đối tác phương Tây vừa qua đã cho thấy sự hiệu quả của quá trình chuyển đổi tư duy 'dùng bộ phận thay thế tổng thể' để tiếp cận khối NATO của Ukraine.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân qua đời

Nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân qua đời

06:10 26/08/2023

Giáo sư Trần Hồng Quân, nguyên bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa qua đời đầu giờ chiều nay 25/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 86 tuổi.

Nghị sỹ châu Âu: Moldova có thể trở thành thành viên của EU trước 2030

Nghị sỹ châu Âu: Moldova có thể trở thành thành viên của EU trước 2030

07:30 22/05/2023

Nhận định về triển vọng Moldova gia nhập EU, một nghị sỹ của Nghị viện châu Âu cho biết: 'Thời hạn năm 2030 là thực tế và có thể xảy ra, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước đó.'

Một người tử vong do ‘nghịch’ súng trong lúc nhậu, gia đình nghi là án mạng

Một người tử vong do ‘nghịch’ súng trong lúc nhậu, gia đình nghi là án mạng

11:00 23/03/2023

Một thanh niên được cho là sử dụng súng tự chế trong lúc ngồi nhậu, dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, gia đình nạn nhân đặt nhiều nghi vấn về cái chết bất ngờ của con trai.

Động cơ vụ lợi của ông Nguyễn Đức Chung trong vụ trồng cây xanh

Động cơ vụ lợi của ông Nguyễn Đức Chung trong vụ trồng cây xanh

16:30 10/07/2023

Viện kiểm sát xác định cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã vì động cơ cá nhân, làm trái quy định pháp luật.

Chở 6 tấn vàng lậu qua biên giới bằng xa ba gác, hai nữ chủ mưu bị đề nghị 15-18 năm tù

Chở 6 tấn vàng lậu qua biên giới bằng xa ba gác, hai nữ chủ mưu bị đề nghị 15-18 năm tù

18:40 17/07/2024

Các bị cáo câu kết, thực hiện việc cất giấu vàng lậu trong ngăn bí mật dưới sàn xe ba gác của đối tượng người Campuchia, chạy đến cửa khẩu Chàng Riệc với lý do mua đá lạnh sinh hoạt nhằm đưa vàng qua biên giới.

Lái tàu vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt đến 40 triệu đồng

Lái tàu vi phạm nồng độ cồn có thể bị phạt đến 40 triệu đồng

01:10 22/02/2024

Theo quy định hiện hành, không chỉ lái ôtô, xe máy mà lái tàu vi phạm nồng độ cồn cũng bị xử phạt rất nặng.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới