TPO - Quốc hội sẽ quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. Còn với cấp huyện và xã sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Các trường hợp giải thể đơn vị hành chính
Bắt đầu từ ngày 1/3, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) chính thức có hiệu lực. Luật vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 dành hẳn một chương, quy định về tổ chức đơn vị hành chính và thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
Về nguyên tắc, việc tổ chức đơn vị hành chính tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước; đồng thời phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh.
![]() |
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/3 (Ảnh minh họa) |
Luật vừa thông qua cũng quy định nguyên tắc về tổ chức đơn vị hành chính phải phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm để các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi.
Bên cạnh đó, việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính phải phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo đảm lợi ích chung của quốc gia; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương.
Luật vừa thông qua nêu rõ, việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp: Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia; do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
Đề án phải được lấy ý kiến nhân dân
Về thẩm quyền, Quốc hội sẽ quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. Còn với cấp huyện và xã sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Về trình tự, thủ tục, luật sửa đổi nêu rõ, Chính phủ sẽ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; UBND cấp tỉnh sẽ xây dựng đề án với cấp huyện, cấp xã, trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đáng lưu ý, đề án này phải được lấy ý kiến nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến nhân dân bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
Sau khi có kết quả lấy ý kiến, dự thảo đề án phải được gửi lấy ý kiến của HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan.
Ngoài ra, đề án này phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và phải được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
“Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, luật quy định rõ.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.