TPO - Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH), trong 15 năm qua, quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh BHYT. Năm 2023, số chi khám chữa bệnh BHYT từ quỹ này khoảng 123 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009.
Chính sách BHYT là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Theo BHXH Việt Nam, tỷ lệ người dân tham gia BHYT tăng dần qua các năm, tiệm cận mục tiêu BHYT toàn dân.
Năm 2008, toàn quốc có 39,7 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ đạt 46,1% dân số, đến năm 2015 đạt tỷ lệ 74.87%. Đến năm 2023, đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số (tương ứng với 93,6 triệu người tham gia BHYT).
Đặc biệt, trong giai đoạn 2022 đến nay, mặc dù có nhiều khó khăn trong công tác phát triển đối tượng do tác động của dịch bệnh Covid-19, nhưng diện bao phủ BHYT vẫn tăng hằng năm. Hầu hết tất cả các nhóm người có thu nhập thấp, người nghèo, người yếu thế trong xã hội đều đã được tham gia BHYT; được ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương hoặc huy động từ các nguồn lực khác để đóng, hỗ trợ đóng BHYT.
Đáng chú ý, hệ thống cơ sở y tế ngày càng được mở rộng, chất lượng dịch vụ y tế được Đảng và Nhà nước quan tâm và triển khai có hiệu quả, chuyên sâu, đặc biệt hệ thống y tế cơ sở ngày càng được củng cố, hoàn thiện.
Hiện nay, cả nước có gần 13 nghìn cơ sở khám chữa bệnh (KCB) BHYT (gồm khoảng 2.897 cơ sở KCB và gần 10.000 trạm y tế xã). Hệ thống KCB BHYT được tổ chức từ trung ương đến địa phương, gồm cả các cơ sở công lập và ngoài công lập đã giúp người dân thuận lợi trong tiếp cận, sử dụng các dịch vụ KCB BHYT.
Qũy BHYT đã chi gần 1 triệu tỷ đồng khám chữa bệnh trong vòng 15 năm. |
Số lượt người có thẻ BHYT đi KCB tăng qua từng năm. Trong 15 năm đã có trên 2.120 triệu lượt người KCB BHYT. Năm 2023 có trên 174 triệu lượt KCB BHYT (tăng gần 2 lần so với năm 2009) của trên 39 triệu người sử dụng thẻ BHYT.
Trong 15 năm qua, quỹ BHYT đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho KCB BHYT. Năm 2023, số chi KCB BHYT từ quỹ BHYT khoảng 123 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009. Quỹ BHYT đã thực sự trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần chăm lo sức khỏe Nhân dân.
Cùng với đó, mức chi trả BHYT và Danh mục thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật được quỹ BHYT chi trả ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu KCB của người bệnh BHYT. Nhiều loại thuốc đắt tiền, thuốc điều trị đích để chữa trị bệnh ung thư cũng được được đưa vào danh mục chi trả của BHYT. Các loại vật tư thay thế đắt tiền như khớp háng nhân tạo, stent động mạch… đã được quỹ BHYT chi trả hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
Về mức chi trả, Luật BHYT sửa đổi năm 2014 đã tăng mức chi BHYT cho người thuộc hộ gia đình nghèo từ 95% lên 100%; người cận nghèo từ 80% lên 95%; nhóm bảo trợ xã hội cũng được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB. Năm 2023, mức chi KCB BHYT bình quân cho nhóm hưu trí là 6,3 triệu đồng/người; nhóm bảo trợ xã hội là 5 triệu đồng/người, trong đó, mức đóng BHYT bình quân của các nhóm đối tượng là 1.3 triệu đồng/năm.
Đặc biệt, quy định về thông tuyến KCB BHYT đã tạo thuận lợi rất lớn cho người tham gia BHYT. Từ năm 2016, người tham gia BHYT có thể đến bất kỳ bệnh viện tuyến huyện nào để KCB và từ năm 2021, điều trị nội trú tại bất kỳ bệnh viện tuyến tỉnh nào trong cả nước đều được hưởng quyền lợi như đúng tuyến.
Quỹ BHYT đã thực sự mang ý nghĩa chia sẻ rất lớn, giữa người khoẻ và người có bệnh, giữa người trẻ với người già, giữa người có thu nhập cao với người có thu nhập thấp. Thực tế những năm qua, ngoài việc chi trả chi phí KCB thông thường, nhiều trường hợp người bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm… đã được Quỹ BHYT chi trả lên tới hàng tỷ đồng/năm.
Gần đây nhất như trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Quốc Trình (19 tuổi, ở Thanh Hóa) mắc căn bệnh đặc biệt hiếm Pemphigus á u, sau hành trình 7 tháng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai được quỹ BHYT chi trả gần 800 triệu đồng, đã trở về với cuộc sống bình thường.
Rạng sáng, tàu thuyền đầy ắp tôm cá liên tục ra vào bến cá Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An. Trên bờ, các ngư dân, tiểu thương đã nhộn nhịp chờ sẵn lấy hàng đưa đi khắp các huyện, thị để bán.
TP - Quốc hội, Chính phủ đã dành sự quan tâm lớn thúc đẩy phát triển nhà xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được, hiện tồn tại nhiều vướng mắc lớn về quy định pháp lý, giải phóng mặt bằng, tâm lý e ngại của một bộ phận cán bộ chức năng...
Sau hơn 2 thập kỉ sinh sống ở nước ngoài, chàng Việt kiều Daniel Nguyễn Hoài Tiến đã lựa chọn trở về Việt Nam để khởi nghiệp với nguồn nông...
Sáng 8/11, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng cho biết, một chuyến bay tối 7/11 phải dừng khẩn cấp vì hành khách nói chuyện với nhau về việc 'cất súng trong hành lý'.
Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các cá nhân: ông Mai Hữu Phúc, ông Trần Minh Hoàng, bà Võ Như Thảo và bà Đỗ Thủy Tiên, mỗi cá nhân nêu trên bị phạt 1,5 tỷ đồng do có hành vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu của Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (Mã cổ phiếu: PSH). Tổng số tiền bị xử phạt lên đến 6 tỷ đồng....
Chào đón năm mới Giáp Thìn 2024, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đồng hành cùng UBND Thành phố Hà Nội và UBND Quận Tây Hồ tổ chức màn trình diễn ánh sáng bằng 2.024 máy bay không người lái (drone) với tên gọi “Lễ hội ánh sáng nghệ thuật Hà Nội - Rực rỡ Thăng Long ” vào đêm 30 Tết. Đây sẽ là màn trình diễn có số lượng drone nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á tính đến thời điểm này.
Chiều 19/12, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc có buổi tiếp, hội đàm với Đoàn lãnh đạo tỉnh Chungcheongbuk, Hàn Quốc do ngài Kim Young Hwan, Tỉnh trưởng tỉnh Chungcheongbuk làm Trưởng đoàn.
Tổng cục Thống kê cho biết trong 6 vùng, Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân tháng năm 2022 cao nhất (6,33 triệu đồng/người/tháng).
Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) tăng cường tuyên truyền kỹ năng phòng cháy chữa cháy (PCCC) đến người dân trên địa bàn.