Sáng 24/6, Quốc hội biểu quyết thông qua dự Luật Tổ chức tòa án sửa đổi, quyết định giữ nguyên tên của TAND cấp tỉnh và cấp huyện.
Tại dự thảo trình Quốc hội, TAND Tối cao đề xuất TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được đổi thành TAND phúc thẩm và TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương đổi thành TAND sơ thẩm. Ví dụ, TAND thành phố Hà Nội sẽ đổi thành TAND phúc thẩm Hà Nội, TAND quận Hoàn Kiếm thành TAND sơ thẩm Hoàn Kiếm.
Thay đổi trên được cho rằng nhằm thể chế hóa các quan điểm của Đảng về "bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử". Tòa án hoạt động theo thẩm quyền tố tụng nên việc tổ chức theo cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm không đơn thuần là đổi tên mà chính là tuân thủ Hiến pháp và đảm bảo nguyên tắc độc lập xét xử.
Tuy nhiên, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra và nhiều đại biểu không tán thành, cho rằng đổi tên chỉ là "vấn đề hình thức". Bởi các tòa án này vẫn gắn với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh và giữ nguyên về thẩm quyền; chưa đáp ứng yêu cầu bảo đảm tính độc lập theo thẩm quyền xét xử. Thay đổi sẽ dẫn tới không tương thích về tổ chức với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Việc này cũng khiến phải sửa đổi, bổ sung nhiều đạo luật liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp.
Luật được thông qua sáng nay cho phép ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp. Ghi hình chỉ được thực hiện trong thời gian khai mạc và tuyên án, công bố quyết định. Tuy nhiên, việc này phải được sự đồng ý của chủ tọa, những người có liên quan.
Quy định trên không khác so với Nội quy phiên tòa được quy định tại khoản 4, Điều 234, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015: "Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ".
Trước đó, việc ghi âm, ghi hình phiên tòa (được nêu tại điều 141 dự thảo luật) chia thành hai phương án để trình Quốc hội cho ý kiến.
Phương án 1, việc ghi âm lời nói, hình ảnh của hội đồng xét xử tại phiên tòa, phiên họp phải được sự đồng ý của chủ tọa. Ghi âm lời nói, hình ảnh của người tiến hành tố tụng khác, người tham gia phiên tòa, phiên họp thì phải được sự đồng ý của họ và chủ tọa. Đặc biệt, người tham dự chỉ được ghi hình ảnh phiên tòa khi khai mạc và tuyên án.
Tòa được ghi âm lời nói, hình ảnh toàn bộ diễn biến phiên tòa, phiên họp trong trường hợp cần thiết để phục vụ nhiệm vụ chuyên môn. Việc sử dụng, cung cấp kết quả ghi âm, ghi hình sẽ thực hiện theo quy định pháp luật. Chánh án TAND Tối cao quy định chi tiết khoản này.
Phương án 2, không quy định việc ghi âm, ghi hình như trên mà thực hiện theo quy định của các luật tố tụng.
Với luật mới, tòa án sẽ có thêm TAND sơ thẩm chuyên biệt để giải quyết một số vụ việc đặc thù về hành chính, phá sản, sở hữu trí tuệ. TAND Tối cao xây dựng đề án, phương án cụ thể đề xuất nơi đặt trụ sở, số lượng từng TAND sơ thẩm chuyên biệt.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá hành chính là loại việc khó và phức tạp, xảy ra ngày càng nhiều. Nếu không có quy định phù hợp có thể ảnh hưởng đến tính độc lập của thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi giải quyết loại án này. Vụ việc sở hữu trí tuệ và vụ việc phá sản tuy hiện nay số lượng chưa nhiều, nhưng tính chất phức tạp và ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế của đất nước.
Giải quyết vụ việc sở hữu trí tuệ, phá sản cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về pháp luật, hiểu biết về các lĩnh vực chuyên môn. Việc thành lập các TAND sơ thẩm chuyên biệt về Hành chính, Sở hữu trí tuệ, Phá sản để giải quyết các vụ việc đặc thù là cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) được thông qua gồm 9 chương với 152 Điều, hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Ngày 7/7, Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết lực lượng tuần tra CSGT huyện phối hợp Công an xã Đức Hòa Đông, Đức Hòa Thượng phát hiện, bắt giữ nhiều thanh thiếu niên nẹt pô xe máy, lạng lách đánh võng, chạy dàn hàng ngang trên đoạn đường đang thi công.
Ngày 19/10, Phòng Cảnh sát hình sự chia 3 tổ trinh sát bắt giữ: Phạm Thái Minh, tên thường gọi Minh đen (SN 1986, thường trú quận Bình Thạnh); Nguyễn Văn Khoản (SN 1984, thường trú TP Hà Nội); Trần Thị Thanh (SN 1995, thường trú tỉnh Quảng Ninh); Lê Nguyễn Hoàng Oanh (SN 1983, thường trú tỉnh Đồng Nai). Công an thu giữ 8 ĐTDĐ và giấy tờ có liên quan đến hoạt động vay tiền. Qua đấu tranh, nhóm đã thừa nhận toàn bộ hành vi “Cho vay lãi nặng trong...
Đó là những giờ học ngoài giờ lên lớp và giờ học tự nguyện bị xếp xen kẽ với những giờ học trong chương trình phổ thông bắt buộc.
Theo quy định từ 1-1-2023 không dùng hộ khẩu nữa, người dân xin học, đăng ký định mức điện nước, vay ngân hàng, mua bán tài sản... chỉ cần xuất trình căn cước công dân gắn chip là đủ chứng minh thông tin cư trú.
Cú va chạm với xe chở rác khiến xe máy và cả 3 người trên xe cùng ngã xuống đường. Chị K.T.M.D. bị thương nhẹ, riêng bé T.H.H. văng ra và bị xe chở rác cán qua người tử vong tại chỗ.
Sau gần 2 ngày xét xử, sáng nay (2.3), Tòa án nhân dân tỉnh Điện Biên đã tuyên phạt Nguyễn Văn Kiên - Cựu Giám đốc Sở GDĐT 5 năm tù...
Việc trường học kiểm tra balo, soát người học sinh mỗi ngày cần phải dừng lại ngay nếu không muốn quá nhiều học sinh bị tổn thương cũng như cảm thấy bị xâm phạm quyền con người.
Tối 28/9, tại Hà Nội diễn ra Lễ phát động Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy. Đây là một trong những sự kiện kỷ niệm 62 năm Ngày truyền thống lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tại Lễ phát động sẽ diễn ra chương trình tôn vinh điển hình tiên tiến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ. Tinh thần sẵn sàng, trách nhiệm tới cùng - thiệt hại của người dân được giảm thiểu - họ xứng đáng được tôn vinh. Đó là thực tiễn công...
Ngày 18/4, Công an quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 3 người trong gia đình liên quan vụ bắt giữ người trái pháp luật dẫn đến nạn nhân treo cổ tự tử. Cơ quan điều tra cũng thực hiện lệnh bắt tạm giam bị can Phạm Luận (56 tuổi, ngụ đường Ông Ích Khiêm, quận Hải Châu), cấm rời khỏi nơi cư trú đối với Phạm Bá Thanh (46 tuổi, em ông Luận) và Phạm Bá Phúc (29 tuổi, con ông Luận, cùng ngụ TP Đà Nẵng)...