Quốc hội Ý đã thông qua lệnh cấm thịt nhân tạo sau nhiều tháng tranh luận. Người vi phạm có thể bị phạt lên tới 60.000 euro (65.800 USD).
Ý đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm sản xuất, bán và nhập khẩu thịt nhân tạo - loại thịt được sản xuất bằng cách nuôi cấy tế bào động vật trong phòng thí nghiệm, thay vì thông qua việc giết mổ động vật.
Lệnh cấm nói trên cũng bao gồm việc sử dụng các từ đề cập đến các sản phẩm thịt truyền thống, như "xúc xích Ý" hay "bít tết", để tiếp thị các sản phẩm thay thế thịt làm từ thực vật.
Quốc hội Ý đã thông qua lệnh cấm nói trên sau nhiều tháng tranh luận. Những đối tượng vi phạm lệnh cấm có thể bị phạt lên tới 60.000 euro (65.800 USD).
Bộ trưởng Nông nghiệp Ý Francesco Lollobrigida nhấn mạnh quyết định trên của chính phủ nhằm mục đích bảo vệ truyền thống ẩm thực và thị trường việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp của nước này.
"Ý là quốc gia đầu tiên trên thế giới được an toàn trước những rủi ro kinh tế và xã hội của thực phẩm tổng hợp", ông Lollobrigida khẳng định.
Hồi đầu năm nay, Ý đã "bật đèn xanh" cho phép sản xuất và bán thực phẩm làm từ côn trùng bằng cách thiết lập các hướng dẫn về cách xác định các sản phẩm đó trên thị trường. Tuy nhiên, có thể phải mất vài năm nữa nguồn protein này mới được phổ biến rộng rãi ở nước này.
Lệnh cấm của Ý được đưa ra trong bối cảnh nhiều quốc gia khác, trong đó có Đức và Tây Ban Nha, đang đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu để cải thiện quy trình sản xuất thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng nên sản xuất thịt nhân tạo vì tính bền vững, do hoạt động này có tác động tới môi trường thấp hơn so với sản xuất thịt có nguồn gốc động vật.
Ngoài ra, thịt nhân tạo cũng có thể tốt hơn đối với sức khỏe người tiêu dùng, do thịt được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm không cần sử dụng hormone tăng trưởng và các loại thuốc kháng sinh, đồng thời có thể có giá thấp hơn so với thịt có nguồn gốc truyền thống.
Đài CBS mới đây đưa tin sở thú Brights Zoo tại bang Tennessee, Mỹ vào ngày 31-7 đã chào đón một cô hươu cao cổ con không đốm cực kỳ quý hiếm.
Ngày 1-3, Xanh SM Lào chính thức mở rộng dịch vụ taxi thuần điện tại tỉnh Savannakhet.
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, theo báo cáo mới từ Global Energy Monitor (GEM), một tổ chức phi chính phủ ở San Francisco.
Nhóm tin tặc được cho là từ Việt Nam đang nhắm vào các tổ chức tài chính ở châu Á để đánh cắp dữ liệu kinh doanh.
Nghiên cứu mới cho thấy những mô tả sống động trên một chiếc bình bằng đất sét về các đấu sĩ. Đây là bằng chứng cụ thể đầu tiên cho thấy những chiến binh này đã từng chiến đấu ở nước Anh thời Đế chế La Mã.
Sáng 15-7, Hội nghị quốc tế 'Nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng toán học' diễn ra tại Trường đại học Nguyễn Tất Thành. Hội thảo có 65 nhà khoa học tham gia, trong đó có 18 người từ nước ngoài.
Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng.
Phác Bất Hoa là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay), sinh vào thời vua Nguyên Văn Tông (1304-1332). 7 tuổi, Phác Bất Hoa tịnh thân, vào cung làm nô tài chuyên lo quét dọn, trà nước. Kỳ Lạc, tiểu cung nữ đồng hương với Phất Bác Hoa, trở thành bạn thân ông ta. Thời gian trôi qua, Kỳ Lạc lớn lên trở thành thiếu nữ xinh đẹp diễm lệ. Thỏa Hoan Thiệp Mộc Nhĩ, con trai vua Nguyên Văn Tông, một lần chơi đùa trong cung nhìn thấy Kỳ Lạc bèn đưa nàng về...
Một kho tiền xu 1.700 năm tuổi được tìm thấy ở Israel cung cấp bằng chứng mới về cuộc nổi dậy cuối cùng của người Do Thái chống lại sự cai trị của La Mã.