Quan hệ đối tác ASEAN-EU: Khẳng định sức sống của chủ nghĩa đa phương

09:00 02/02/2024

ASEAN-EU đều nhất quán rằng tầm quan trọng của việc củng cố trật tự đa phương dựa trên luật lệ là chìa khóa để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở mỗi khu vực và trên thế giới.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU: Khẳng định 'sức sống' của chủ nghĩa đa phương
AEMM lần thứ 24 là cơ hội để thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-EU và hai bên trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. (Nguồn: Reuters)

Trong một bài phân tích trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU (AEMM) lần thứ 24 tại Brussel (Bỉ), trang mạng Fulcrum.sg (trang nghiên cứu về Đông Nam Á của Singapore) nhấn mạnh quan hệ đối tác ASEAN-EU vẫn rất quan trọng để duy trì chủ nghĩa đa phương trong trật tự toàn cầu đang không ngừng biến đổi. TG&VN lược dịch bài phân tích.

"Bắt tay" giải quyết khủng hoảng khu vực và toàn cầu

Các Bộ trưởng ASEAN và EU nhóm họp tại Brussels vào ngày 2/2 trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 24. Đây là Hội nghị có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh có những thách thức địa chiến lược và xung đột vô cùng phức tạp.

Giới phân tích kỳ vọng hai tổ chức khu vực nổi bật ASEAN và EU có thể "bắt tay" để góp phần giải quyết các cuộc khủng hoảng khu vực và toàn cầu, đồng thời duy trì chủ nghĩa đa phương.

Tin liên quan
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: AEMM lần thứ 24 thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và chiến lược
Đại sứ Nguyễn Văn Thảo: AEMM lần thứ 24 thúc đẩy quan hệ ASEAN-EU lên tầm cao mới, thực chất, hiệu quả và chiến lược

Hội nghị do Đại diện cấp cao EU Josep Borrell và Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo (Philippines đóng vai trò điều phối quan hệ ASEAN-EU) đồng chủ trì, là cơ hội để hai bên thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-EU và trao đổi các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN-EU tháng 12/2022, ASEAN và EU đều nhất quán khẳng định tầm quan trọng của việc củng cố trật tự đa phương dựa trên luật lệ, đây chính là chìa khóa để thúc đẩy hòa bình và ổn định sau Thế chiến thứ hai.

Bên cạnh đó, các giá trị và nguyên tắc chung như trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, chủ nghĩa đa phương hiệu quả, bền vững cũng như thương mại tự do và công bằng cũng là nền tảng then chốt của mối quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-EU.

Tuy nhiên, nhiều diễn biến hiện nay trong quan hệ quốc tế cho thấy chủ nghĩa đa phương đang bị xói mòn khi chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng xảy ra, minh chứng qua "phép thử" Covid-19, khủng hoảng năng lượng, di cư…

Ngay trong chính EU cũng chưa có sự đồng nhất về quan điểm trước các cuộc xung đột như tại Dải Gaza. Bên cạnh đó là sự nổi lên của các liên minh nhỏ như Nhóm Bộ tứ (Quad) hay quan hệ đối tác an ninh ba bên giữa Australia, Anh và Mỹ (AUKUS).

Hình thành tầm nhìn chung

Trong bối cảnh đó, ASEAN và EU sẽ cần tăng cường nỗ lực duy trì trật tự đa phương vốn đang gặp nhiều khó khăn. Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) và Chiến lược hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ định hướng những nỗ lực này và thúc đẩy sự liên kết chiến lược. Sự bổ sung giữa cả hai tài liệu giúp ASEAN và EU có thể hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc giải quyết các thách thức chung, xây dựng niềm tin, thiết lập các tiêu chuẩn và thúc đẩy các thông lệ tốt ở Đông Nam Á.

Diễn đàn Bộ trưởng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPMF) lần thứ ba của EU cũng sẽ diễn ra tại Brussels và có sự tham gia của hầu hết các ngoại trưởng ASEAN. Đây là một cơ hội để ASEAN và EU hình thành tầm nhìn chung cho cả hai khu vực.

Tin liên quan
Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-EU
Nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN-EU

Cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN-EU hướng đến nhấn mạnh tầm quan trọng của một hệ thống thương mại đa phương không phân biệt đối xử, cởi mở, minh bạch, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải cải cách trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); phát triển năng lượng tái tạo nhằm thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và hợp tác về biến đổi khí hậu thông qua Đối thoại Bộ trưởng ASEAN-EU về Môi trường và Biến đổi khí hậu.

Thời gian tới, ASEAN và EU nên thảo luận các nguyên tắc đa phương về hợp tác công nghệ, đặc biệt là trong việc quản lý trí tuệ nhân tạo (AI). Sự phát triển nhanh chóng của AI và những rủi ro tiềm ẩn của nó đồng nghĩa với việc cần phải ưu tiên quản trị AI.

Đạo luật AI của EU sắp được thông qua có thể là tài liệu tham khảo hữu ích để ASEAN điều chỉnh chiến lược của mình phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và các nguyên tắc quản lý AI.

Bên cạnh đó, EU có thể đóng vai trò chiến lược hơn ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn ngày càng gia tăng. EU là đối tác trong ưu tiên chiến lược và đáng tin cậy của nhiều nước trong khu vực.

Trong cùng một cuộc khảo sát gần đây, EU là lựa chọn thứ hai của khu vực (sau Mỹ) để duy trì trật tự dựa trên luật lệ và tuân thủ luật pháp quốc tế.

Rõ ràng, thúc đẩy hợp tác với EU cũng sẽ giúp ASEAN cân bằng hơn trong quan hệ với nước lớn. ASEAN cũng cần ghi nhận những đóng góp của EU đối với hòa bình, ổn định tại khu vực, thúc đẩy sự tham gia của EU trong các cơ chế ASEAN dẫn dắt, qua đó tăng cường vai trò của chủ nghĩa đa phương.

(theo Fulcrum)

Có thể bạn quan tâm
Israel bao vây hoàn toàn thành phố lớn nhất Gaza

Israel bao vây hoàn toàn thành phố lớn nhất Gaza

07:40 03/11/2023

Quân đội Israel cho biết bộ binh nước này bao vây hoàn toàn Gaza City, thành phố lớn nhất Dải Gaza, và chưa cân nhắc về một lệnh ngừng bắn.

ICC phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân sự Nga

ICC phát lệnh bắt hai lãnh đạo quân sự Nga

21:00 25/06/2024

ICC thông báo phát lệnh bắt Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov và cựu bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu, Moskva gọi quyết định này là 'vô nghĩa'.

Tình hình Ukraine: Thử thách 'sống còn' với tân Tổng tư lệnh ở Avdiivka, Nga đạt bước tiến lớn, Mỹ nói nghiêm trọng

Tình hình Ukraine: Thử thách 'sống còn' với tân Tổng tư lệnh ở Avdiivka, Nga đạt bước tiến lớn, Mỹ nói nghiêm trọng

18:20 16/02/2024

Các nguồn tin ngày 16/2 cho biết, quân đội Nga đã liên tiếp chiếm được các cứ điểm cố thủ ở sườn phía Nam của thành phố Avdiivka, tâm điểm giao tranh thời gian gần đây ở Ukraine.

Hungary quyết không từ bỏ năng lượng Nga

Hungary quyết không từ bỏ năng lượng Nga

09:20 22/11/2023

Ngoại trưởng Hungary tuyên bố nước này sẽ không từ bỏ hợp tác năng lượng với Nga vì xung đột Ukraine, bất chấp sức ép từ các bên khác.

Lính Nga tận dụng vũ khí thu từ Ukraine

Lính Nga tận dụng vũ khí thu từ Ukraine

16:40 26/12/2023

Binh sĩ Nga nói đang sử dụng hiệu quả vũ khí thu được từ Ukraine, bao gồm cả khí tài do phương Tây chuyển giao cho Kiev.

Mỹ theo dõi 'nhất cử nhất động' của Triều Tiên, cùng hai đồng minh Nhật-Hàn tập trận

Mỹ theo dõi 'nhất cử nhất động' của Triều Tiên, cùng hai đồng minh Nhật-Hàn tập trận

08:00 07/06/2024

Mỹ đang chú ý theo dõi các hành động gần đây của Triều Tiên sau khi Hàn Quốc đình chỉ toàn bộ hiệu lực của Thỏa thuận quân sự liên Triều ngày 19/9/2018 và nối lại tập trận gần biên giới quân sự giữa hai miền bán đảo.

Tổng thống Hàn Quốc công du Trung Đông giữa lúc khu vực này đang nóng 'như rang'

Tổng thống Hàn Quốc công du Trung Đông giữa lúc khu vực này đang nóng 'như rang'

09:40 21/10/2023

Ngày 21/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ lên đường bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tới Saudi Arabia và Qatar từ ngày 21 đến 25/10. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Hàn Quốc có chuyến thăm cấp nhà nước tới 2 quốc gia Trung Đông này.

Ông Trump dẫn trước ông Biden tại 5 bang chiến trường

Ông Trump dẫn trước ông Biden tại 5 bang chiến trường

05:50 14/05/2024

Kết quả thăm dò cho thấy cựu tổng thống Trump dẫn trước ông chủ Nhà Trắng tại 5 bang chiến trường, những bang ông Biden từng thắng năm 2020.

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo

Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo

23:30 07/05/2024

Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.

Co loi xay ra
Co loi xay ra