Nằm ngay trung tâm thành phố Thủ Dầu Một (Bình Dương), quán chè cô Hà tồn tại gần 50 năm, khách tới quán phải xếp hàng dài chờ mua.
Mỗi đầu giờ chiều, một góc nhỏ chuyên bán các loại chè truyền thống của cô Nguyễn Thị Thu Hà lại bắt nhịp với sự ồn ã, sôi động nơi đây bằng những tiếng hối thúc của người mua, tiếng thúc giục nhau của người bán.
Những thực khách đến ăn nhiều lần, truyền miệng nhau và gọi đây là quán chè cô Hà.
Ba mẹ cô Hà chia tay khi cô còn rất nhỏ. Hiểu gia cảnh nghèo khó, thương mẹ một mình nuôi 5 đứa con, lại là chị lớn trong nhà nên mới 11 tuổi cô Hà đã bươn ra chợ đời để phụ mẹ nuôi em.
Ban đầu cô thường rong ruổi quanh các bến xe để bán bánh mì, thuốc lá, trà đá… Ngoài bán hàng rong, cô còn biết nấu sữa, làm đồ ăn chay.
Cô Hà khoái ăn chè nên cứ được ăn bịch chè nào ngon là cô học lỏm, bắt chước để nấu theo. Khi nấu giống với món đã ăn, cô Hà tự điều chỉnh để chè ra đúng vị mình thích.
“Đúng là số phận, tại như vậy mà bây giờ tôi chỉ biết cầm củi nấu chè, đâu có biết chữ. Lúc đó tôi có được đi học đâu mà biết” - cô Hà bật cười chia sẻ.
Cô Hà cảm thấy mình may mắn trong những ngày đầu làm nghề. Cô kể: “Lúc bán trong chợ Đình, tôi ngồi bệt dưới đất và để gánh chè trước mặt, khách hàng lúc đó chỉ ngồi trên mấy cái ghế nhỏ. Ai ăn xong thì quăng mấy đồng xu vào rổ cho tôi. Vậy mà đông nghẹt”.
Không chỉ ngồi trong chợ, mặc kệ cái nắng giữa ngày gay gắt, cô Hà còn bươn bả gánh chè đi đến từng nhà để bán, chăm chỉ lượm từng bạc cắc.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, cô Hà rưng rưng: “Hồi đó, tôi như cây khô đứng giữa đồng, tự thất bại phải tự đứng lên. Nhưng tôi vui vì các em đều được đi học. Bây giờ, đứa nào cũng thành đạt, có gia đình, nhà cửa ổn định. Nếu được chọn lại, tôi vẫn muốn theo con đường này”.
Mỗi ngày, cô Hà thức từ 4h sáng để chuẩn bị nấu chè. Sau khi nhóm lửa, cô tỉ mẩn rửa và luộc đậu bằng nước muối, thắng (nấu) nước đường với lá dứa, hấp xôi… sau đó mới bắt đầu nấu chè. Tất cả cô đều nấu bằng bếp củi.
Các nguyên liệu đều được cô Hà tự tay lựa chọn mỗi ngày - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG
Cô Hà cho biết khi nấu bằng bếp gas, đậu dễ bị “cháy hỗn” và không mềm. Vì thế, cô dùng bếp củi để đậu mềm dẻo, thơm và đậm đà hơn.
“Loại chè nào tôi cũng tập trung hết sức để làm, nên làm món nào cũng cực, không cái nào sướng hơn cái nào” - cô Hà nói.
Cô cho biết từ xưa đến giờ, cô chỉ nấu chè một mình, không cho ai phụ. Lý do vì: “Tính tôi kỹ lắm, người khác nấu tôi không vừa ý. Có một người đã phụ tôi bán 10 năm, nhưng tôi vẫn không cho nấu”.
Những người phụ bán hiện tại chủ yếu là bưng bê, quét dọn, vô bịch chè cho khách…
Nguyên liệu nấu chè cũng được cô lựa chọn kỹ lưỡng. Đường phải là đường cát Mỹ Tho, đậu là đậu Đà Lạt, một số loại đậu khác ở Long Xuyên. Nếp thì chỉ mua nếp Thái, còn đậu phộng rang phải là đậu phộng quế. Những chỗ này cô đã lấy mối mấy chục năm qua.
Hiện tại quán cô Hà bán hơn 10 loại chè gồm: chè đậu xanh, chè thập cẩm, chè bà ba… Bên cạnh đó, một số món thay đổi theo ngày như chè khoai môn, chè bắp, chè trôi nước…
Các món ở đây chỉ từ 20.000 đồng một ly. Loại chè mắc nhất là 25.000 đồng.
Cô Hà cho biết bản thân từng chỉ có hai bàn tay trắng. Giờ đây khi đã qua được giai đoạn nghèo khó, cô luôn quý trọng đồ ăn, thức uống. Cô tâm sự:
“Khi đi ăn ở ngoài, tôi thấy không ngon thì tôi cũng trân trọng, tại đó là công sức của người làm. Còn khách ở quán ăn không hết, tôi sẽ múc thêm chè để vô bịch cho họ mang về”.
Khi nhắc về việc gần 50 năm, khách ruột của tiệm vẫn xếp hàng để mua chè, cô bộc bạch: “Nấu một nồi chè là bỏ cả cái tâm mình vào trong đó. Nhiều lúc tôi nhịn đói để nấu cho xong một nồi chè”.
Vào ngày 13/6, Viện Hàn lâm khoa học và Bộ Giáo dục Đại học và Nghiên cứu Pháp đã trao giải thưởng hợp tác quốc tế năm 2022 cho 8 đề tài khoa học xuất sắc hợp tác với Ba Lan, Đài Loan (Trung Quốc) và một số nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó Việt Nam. Buổi lễ được tổ chức trang trọng tại Viện Pháp ở thủ đô Paris. Trong khuôn khổ sự kiện, 2 nhà nghiên cứu khoa học Việt Nam gồm: Trần Quang Hóa (giảng viên Trường đại...
Là người năng nổ, có nhiều hoạt động để lại dấu ấn và sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống xã hội, anh Trần Song Hào - Bí thư Đoàn xã Hương Liên (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh) vinh dự được T.Ư Đoàn trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024.
Hơn 10 năm hiếm muộn, cặp vợ chồng quê Quảng Bình ngược xuôi vào Nam ra Bắc chạy chữa tìm con. Đã có lúc hai vợ chồng định buông xuôi, nhưng rồi hạnh phúc được làm cha mẹ cũng đến.
Lễ hội Am Chúa được tổ chức hàng năm để người dân Khánh Hòa và các địa phương khác hành hương về đây dâng lễ tạ ơn mẹ và nguyện...
Kể từ 2018, người dân thôn Trà Nhiêu (xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) phục vụ hàng ngàn du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm nghề...
Sau mổ cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức, nữ sinh 16 tuổi qua được nguy hiểm, song bị liệt hoàn toàn vận động và cảm giác, khả năng phục hồi kém.
Góa chồng 17 năm chị Xuân đã từ bỏ ý định đi bước nữa cho đến ngày người đàn ông Pháp xuất hiện, mang tình yêu và cuộc sống mới cho mẹ con chị.
10 công trình y học thuộc y tế cộng đồng được vinh danh năm 2022 phản ánh sự cống hiến của đội ngũ thầy thuốc cho sức khỏe và sự phát triển chung của cộng đồng, đặc biệt sau 2 năm ảnh hưởng dịch COVID-19.
Mình sinh năm 1992, sinh sống và làm việc tại Ninh Bình, đang là nhân viên văn phòng, cao 1m72, nặng 75 kg.