Phương Tây đo lường các cảnh báo từ Nga

09:20 15/09/2024

Hôm 13-9, Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Mỹ để hội đàm với Tổng thống Joe Biden với hy vọng thuyết phục Washington cho phép Ukraine sử dụng các vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào sâu bên trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hội đàm với Thủ tướng Anh Keir Starmer (phải) tại Nhà Trắng ở Washington DC vào ngày 13-9 - Ảnh: REUTERS

Trong nhiều tháng qua, Tổng thống Zelensky đã liên tục xin các nước đồng minh cho phép Ukraine bắn các tên lửa như ATACMS của Mỹ và Storm Shadows của Anh (có tầm bắn khoảng 300km) vào sâu trong lãnh thổ Nga, nhưng phương Tây chưa đồng ý. Trong khi nước Anh có vẻ sẵn lòng hơn với Ukraine thì phía Mỹ còn do dự.

Mỹ không muốn tuyên chiến với Nga

Cuộc gặp thượng đỉnh Biden - Starmer diễn ra chỉ một ngày sau khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken kết thúc chuyến công du châu Âu, nơi ông đã nghe nhiều lời kêu gọi không chỉ từ Ukraine mà từ các đồng minh châu Âu trong khối NATO về việc dỡ bỏ các hạn chế với Kiev.

Lo ngại chủ yếu của chính quyền ông Biden là phản ứng từ phía Nga. Washington luôn e ngại việc cho phép Kiev sử dụng vũ khí Mỹ cung cấp tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sẽ bị Nga coi là Mỹ "tuyên chiến với Nga", mà Mỹ thì luôn muốn tránh đụng độ trực tiếp với Nga - một cường quốc vũ khí hạt nhân.

  • Ông Putin: Nga có thể cung cấp vũ khí tầm xa cho nước khác tấn công phương Tây

  • Nga tuyên bố ‘xóa tan huyền thoại về tính ưu việt của vũ khí phương Tây’

Lo lắng đó không phải không có cơ sở. Hôm 12-9, Tổng thống Nga Putin nói với các phóng viên nếu các nước phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa của họ, "điều này có nghĩa các nước NATO - Mỹ và các nước châu Âu - đang chiến tranh với Nga".

Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Matxcơva đưa ra những "cảnh báo" với Mỹ và phương Tây trong gần ba năm qua, liên quan đến xung đột Ukraine. Do đó, câu hỏi là liệu Nga có thực sự làm những gì họ cảnh báo không?

Hôm 11-9, khi được hỏi về những lo ngại leo thang căng thẳng với Nga, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho rằng đó là một yếu tố nhưng "chắc chắn không phải là yếu tố duy nhất".

Ông Blinken nói thêm: "Chúng tôi đã điều chỉnh và thích nghi khi nhu cầu thay đổi, khi chiến trường thay đổi và tôi không nghi ngờ gì rằng chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó khi điều này phát triển".

Mặc dù Mỹ đã thay đổi chính sách cho phép tấn công hạn chế xuyên biên giới vào Nga bằng vũ khí do Mỹ cấp, nhưng Washington vẫn chưa cho phép tấn công tầm xa hơn.

Nội bộ Mỹ chia rẽ quan điểm

Các cuộc thảo luận chuyên sâu đã diễn ra tại Nhà Trắng về một sự thay đổi lớn khi Mỹ ngày càng quan ngại về việc Iran có thể cung cấp tên lửa đạn đạo cho Nga. Do đó cuộc thảo luận về vũ khí tầm xa đang diễn ra là một dấu hiệu cho thấy động lực chiến trường của Ukraine đang bị đình trệ khiến các nhà lãnh đạo phương Tây phải suy nghĩ lại.

Quan chức chính quyền Tổng thống Biden trong nhánh hành pháp thì có vẻ chưa hào hứng lắm về việc dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hôm 6-9 cho biết không có loại vũ khí quân sự nào có thể giúp Ukraine đánh bại Nga, và việc sử dụng vũ khí Mỹ viện trợ để tấn công tầm xa vào Nga sẽ không làm thay đổi cục diện cuộc chiến.

Tuy nhiên, giới lập pháp từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đang gây áp lực lên ông Biden nhằm nới lỏng các hạn chế sử dụng vũ khí đối với Ukraine.

Các thành viên cấp cao của Đảng Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Ben Cardin và thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, đã nhấn mạnh các hạn chế nên được giảm bớt để mang lại cho Ukraine cơ hội thành công cao hơn.

Hồi đầu tuần, một cuộc họp của các thành viên lưỡng đảng ở Hạ viện cũng đã kêu gọi Tổng thống Biden cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga bằng vũ khí tầm xa.

Washington sẽ tìm cách "lách"?

Có lẽ phía Mỹ cũng đang thay đổi từng bước một và tránh việc chọc giận Nga. Tờ New York Times dẫn lời các quan chức châu Âu cho biết Mỹ có vẻ sẽ chấp thuận việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa chống lại các mục tiêu ở Nga với điều kiện vũ khí đó không phải do Mỹ cấp. Điều này đồng nghĩa vũ khí của Mỹ nhưng do một nước châu Âu thuộc NATO cấp cho Ukraine, hay vũ khí tầm xa của Anh hoặc Pháp thì chấp nhận được.

Nếu điều này là đúng thì chính quyền của ông Biden hy vọng "một mũi tên trúng hai con chim" khi vừa làm hài lòng giới lập pháp của lưỡng đảng và các đồng minh châu Âu trong NATO, vừa tránh leo thang căng thẳng với Nga.

Đồng thời, bằng cách nâng mức độ căng thẳng từ từ, phương Tây cũng muốn thử xem độ khả tín của Nga trong việc thực hiện những "cảnh báo" của họ.

Có thể bạn quan tâm
Ấn Độ phạt 10 năm tù với nhóm người tra tấn thanh niên Hồi giáo đến chết

Ấn Độ phạt 10 năm tù với nhóm người tra tấn thanh niên Hồi giáo đến chết

13:40 06/07/2023

Một tòa án ở Ấn Độ kết án 10 người đàn ông 10 năm tù, vì tra tấn nam thanh niên Hồi giáo khiến anh tử vong.

Tổng thống Nga sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi?

Tổng thống Nga sẽ dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi?

05:20 16/07/2023

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và sáng kiến hòa bình châu Phi về Ukraine là chủ đề thảo luận trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 15/7.

Đảng cộng sản Chile tôn vinh 'hình mẫu người cộng sản lỗi lạc' Nguyễn Phú Trọng

Đảng cộng sản Chile tôn vinh 'hình mẫu người cộng sản lỗi lạc' Nguyễn Phú Trọng

15:00 27/07/2024

Tình cảm của Đảng cộng sản Chile và Ngoại giao đoàn tại lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tôn vinh “sự nghiệp của Tổng Bí thư là hình mẫu của người cộng sản lỗi lạc”, “người bạn đích thực”, “người đã dành trọn cuộc đời phụng sự Tổ quốc”…

Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố 'chiến thắng quan trọng' ở Avdiivka, Tổng thống Mỹ trấn an Kiev

Tình hình Ukraine: Nga tuyên bố 'chiến thắng quan trọng' ở Avdiivka, Tổng thống Mỹ trấn an Kiev

13:10 18/02/2024

Ngày 18/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, quân đội nước này đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thị trấn Avdiivka gần Donetsk, miền Đông Ukraine.

Vụ ám sát phó thủ lĩnh Hamas gây lo ngại về 'làn sóng báo thù'

Vụ ám sát phó thủ lĩnh Hamas gây lo ngại về 'làn sóng báo thù'

05:10 16/01/2024

Vụ ám sát phó thủ lĩnh Hamas al-Arouri có thể là khởi đầu của chiến dịch báo thù mà Israel từng tuyên bố, đốt nóng thêm căng thẳng ở Trung Đông.

Thủ tướng Ấn Độ dự kiến thăm hai quốc gia Đông Nam Á vào tuần tới

Thủ tướng Ấn Độ dự kiến thăm hai quốc gia Đông Nam Á vào tuần tới

09:50 27/08/2024

Phản ánh cam kết duy trì hợp tác với các nước Đông Nam Á, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có thể sẽ thăm Singapore và Brunei vào tuần đầu tiên của tháng 9.

Người Iran nghĩ gì về nguy cơ bị Mỹ tấn công

Người Iran nghĩ gì về nguy cơ bị Mỹ tấn công

17:10 02/02/2024

Nhiều người Iran lo ngại về khả năng bị Mỹ tấn công trả đũa, nhưng cũng nhiều người cho rằng Washington 'không dám thách thức Tehran'.

Giáo hoàng kêu gọi mở hành lang nhân đạo cho người dân Gaza

Giáo hoàng kêu gọi mở hành lang nhân đạo cho người dân Gaza

19:30 15/10/2023

Giáo hoàng Francis kêu gọi thiết lập các hành lang nhân đạo để đưa nhu yếu phẩm vào Dải Gaza, nơi đang là tâm điểm giao tranh giữa Hamas và Israel.

Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh trình Thư ủy nhiệm lên Tổng giám đốc UNESCO

Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh trình Thư ủy nhiệm lên Tổng giám đốc UNESCO

13:00 08/02/2024

Đại sứ khẳng định sẽ nỗ lực hết mình góp phần đảm nhiệm một cách chủ động tích cực vai trò, trách nhiệm của quốc gia thành viên UNESCO và đưa quan hệ hợp tác Việt Nam-UNESCO tiếp tục đi vào chiều sâu.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới