Phú Thọ sau sáp nhập xã: Hàng loạt công sở bỏ hoang, nơi thiếu chỗ làm việc

08:30 18/03/2023

Hơn 2 năm kể từ khi tỉnh Phú Thọ hoàn thành công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, hiện nay tại địa phương này đang xảy ra một nghịch lý: Nhiều trụ sở xã bỏ hoang gây lãng phí, trong khi đó có nơi lại chật chội, quá tải.

Hàng loạt trụ sở xã bỏ hoang

Ngày 2.1.2020, bộ máy công quyền của 28 đơn vị hành chính cấp xã mới tại tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập đã chính thức hoạt động. Phú Thọ giữ nguyên 13 đơn vị hành chính cấp huyện, sáp nhập 80 đơn vị hành chính cấp xã thành 28 đơn vị hành chính mới, giảm 52 đơn vị.

Hơn 2 năm trôi qua, theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động, hiện nay một số trụ sở xã cũ đã được tận dụng để làm điểm giao dịch ngân hàng, chợ tạm, xây dựng trường học... Tuy nhiên, nhiều trụ sở vẫn trong tình trạng bỏ hoang gây lãng phí.

Trong chiến dịch này, huyện Cẩm Khê đã thực hiện sáp nhập: 3 xã Đồng Cam, Phương Xá và Phùng Xá thành xã Minh Tân; 3 xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga và thị trấn Sông Thao thành thị trấn Cẩm Khê; 3 xã Hiền Đa, Cát Trù và Tình Cương thành xã Hùng Việt.

Tại thị trấn Cẩm Khê (huyện Cẩm Khê), theo ghi nhận cả 3 trụ sở xã/thị trấn cũ đều đang bỏ hoang. Trong đó, cơ sở vật chất của trụ sở xã Sai Nga (cũ) đến nay vẫn còn rất mới, với tòa nhà Ủy ban là công trình thành lập Đảng bộ huyện Cẩm Khê (tháng 7.2017), tức là chỉ hơn 2 năm sử dụng sau đó bỏ hoang đến nay vì sáp nhập xã.

Anh Phương (khu Văn Phú 4, thị trấn Cẩm Khê) chia sẻ: “Trước kia nơi đây thuộc xã Sai Nga, sau khi sáp nhập thành thị trấn Cẩm Khê, trụ sở xã cũ chỉ được sử dụng một thời gian ngắn để làm bệnh viện dã chiến phòng chống dịch COVID-19, sau đó tiếp tục bỏ hoang cho đến nay”.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Ngô Quang Ước - Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê - cho biết, vừa qua, huyện đã giao cho phòng Tài chính và các cơ quan tiến hành rà soát, thống kê tài sản công trên địa bàn bao gồm cả các trụ sở xã cũ sau sáp nhập, báo cáo UBND tỉnh xin phương án sắp xếp, xử lý.

Tại huyện Tam Nông, đã có 12 xã được sáp nhập thành 4 xã mới. Hơn 2 năm trôi qua, vẫn còn 7 trụ sở xã cũ đang bỏ hoang. Ghi nhận tại các trụ sở xã Tứ Mỹ, Tam Cường, Xuân Quang... đều đang cửa đóng then cài, cỏ dại mọc um tùm.

Tại xã Văn Lương (nay là xã Vạn Xuân), trụ sở xã cũ đã bị phá bỏ, thay vào đó là một trường học đang được xây dựng. Tại xã Tam Cường (nay là xã Văn Lương) trụ sở xã cũ được tận dụng để làm chợ tạm.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Nông - cho hay: "Riêng với xã Văn Lương đang xây trường trên nền trụ sở xã cũ, do trường học đã hỏng hóc nhiều và không đủ diện tích, rất cấp bách mà trụ sở xã cũ cũng đã xuống cấp, nên huyện báo cáo tỉnh để chuyển sang xây trường. Các trụ sở xã cũ khác đang chờ được tỉnh quyết định về phương án xử lý".
Hàng loạt trụ sở xã ở Phú Thọ bỏ hoang sau sáp nhập. Ảnh: Đức Công

Có trụ sở xã lại chật chội, quá tải

Đầu năm 2020, xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy đi vào hoạt động sau khi sáp nhập thêm 2 xã Phượng Mao và Yến Mao. Hiện nay, xã Tu Vũ mới đang hoạt động trên trụ sở của xã Yến Mao cũ, còn 2 trụ sở của xã Tu Vũ (cũ) và Phượng Mao đang bỏ hoang.

Mặc dù 2 trụ sở xã cũ đang bỏ hoang, nhưng theo ghi nhận của PV, trụ sở xã mới đang gặp tình cảnh chật chội. Tại phòng Địa chính của UBND xã Tu Vũ, có 4 cán bộ cùng làm việc trong 1 căn phòng không bàn tiếp khách.

Trong căn phòng ước tính chưa đầy 25m2, 4 cán bộ ngồi chung 1 dãy sau khi phải kê các bàn làm việc sát tường, với đủ loại máy móc, dụng cụ, giấy tờ trên bàn. Phía sau là dãy các tủ đựng đồ đạc, sạp đựng hồ sơ... tất cả cũng đều phải kê sát tường để "chừa" lối đi ở giữa.

Ông Nguyễn Văn Hiền - cán bộ Địa chính xã Tu Vũ cho biết, dù đã tính toán bày trí mọi thứ thật hợp lý để tiết kiệm không gian, nhưng do phòng làm việc quá hẹp nên chỉ có thể để đồ đạc như vậy.

"Xã Tu Vũ sau khi sáp nhập là xã rộng nhất của huyện Thanh Thủy, những lúc cao điểm người dân đến đây rất đông nhưng vì phòng hẹp nên không có chỗ để tiếp, mọi người phải đứng chờ ở cửa, hành lang" - ông Hiền chia sẻ.

Cạnh phòng Địa chính là phòng Văn hóa, gồm cán bộ Văn hóa, Thông tin và Đài truyền thanh xã. Căn phòng này mặc dù được bày trí bàn tiếp khách, nhưng khoảng không gian còn lại cũng rất chật chội vì có các bàn ghế làm việc và nhiều máy móc, thiết bị...

Trao đổi với PV Báo Lao Động về vấn đề này, ông Khuất Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy - cho biết, với 2 trụ sở xã Tu Vũ (cũ) và Phượng Mao bỏ hoang đang chờ huyện, tỉnh duyệt phương án xử lý, nay tạm thời để người dân tận dụng để sinh hoạt cộng đồng, chơi thể thao...

Về trụ sở xã Tu Vũ hiện nay chật chội, theo ông Dũng thực trạng này đang không chỉ diễn ra tại 2 phòng Địa Chính và Văn Hóa, mà phòng Lao Động - Thương binh và Xã hội của tòa nhà Đảng ủy cũng đang gặp phải tình trạng tương tự.

"Trụ sở xã Tu Vũ trước nay là có 3 phòng đó là đang chật chội, quá tải hơn cả. Hiện tại, huyện đã đồng ý chủ trương sẽ di chuyển và xây mới trụ sở xã, mong rằng sẽ sớm được thực hiện" - ông Dũng chia sẻ.

Nghịch lý hàng loạt trụ sở xã bỏ hoang - nơi lại thiếu không gian làm việc cho thấy sự bất hợp lý trong công tác sắp xếp, xử lý tài sản công khi thực hiện công tác sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Phú Thọ. Đây là bài học cho các địa phương cần tính toán thật kỹ lưỡng khi Phú Thọ tới đây sẽ thực hiện đợt sáp nhập tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm
Nước Nga, Moskva, sau gần 30 năm tôi lại đến

Nước Nga, Moskva, sau gần 30 năm tôi lại đến

08:00 04/11/2023

Nước Nga, Thủ đô Moskva hiện giờ thay đổi ra sao? Qua báo đài, mạng xã hội khó hình dung hết nổi hình hài mới của nước Nga - một...

5 nhân viên thoát nước mắc kẹt dưới cống, 1 người chết

5 nhân viên thoát nước mắc kẹt dưới cống, 1 người chết

13:30 26/07/2023

Năm công nhân công ty thoát nước đang làm việc dưới cống thì bị mắc kẹt khiến một người chết, bốn người bị thương.

Tàu sân bay hạt nhân của Mỹ USS Nimitz cập cảng Hàn Quốc

Tàu sân bay hạt nhân của Mỹ USS Nimitz cập cảng Hàn Quốc

12:00 28/03/2023

Tàu USS Nimitz cập cảng tại Bộ Chỉ huy Hạm đội Hàn Quốc ở Busan sau khi nhóm tấn công của tàu này tham gia huấn luyện cùng Hải quân Hàn Quốc trên các vùng biển quốc tế phía Nam đảo Jeju ngày 27/3.

Ông Trump vạch ra kế hoạch kết thúc xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ

Ông Trump vạch ra kế hoạch kết thúc xung đột Nga - Ukraine trong 24 giờ

08:30 17/07/2023

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump giải thích kế hoạch của ông nhằm kết thúc cuộc chiến ở Ukraine nếu ông tái đắc cử tổng thống Mỹ vào năm 2024.

Trung Quốc: Rò rỉ khí gas tại nhà xưởng khiến 10 người thiệt mạng

Trung Quốc: Rò rỉ khí gas tại nhà xưởng khiến 10 người thiệt mạng

13:50 08/09/2023

Vụ phun khí gas áp suất cao tại nhà xưởng trong khu công nghiệp ở huyện Hangjin Banner, thành phố Ordos thuộc Khu Tự trị Nội Mông đã khiến nhiều công nhân đang làm việc trên cao bị ngã xuống.

Tin vỡ đập Tam Hiệp Trung Quốc là sai sự thật

Tin vỡ đập Tam Hiệp Trung Quốc là sai sự thật

12:20 14/06/2023

Thông tin đập Tam Hiệp ở Trung Quốc bị vỡ đang lan truyền trên mạng xã hội nước ngoài. Tuy nhiên, tờ The Paper.cn ngày 13.6 nêu rõ, thông tin...

Ông Biden gọi ông Trump là 'tội phạm bị kết án'

Ông Biden gọi ông Trump là 'tội phạm bị kết án'

15:00 04/06/2024

Trong buổi gây quỹ tranh cử, Tổng thống Joe Biden cho rằng ông Trump là một cựu tổng thống bị kết tội nhưng lại đang tranh cử tổng thống Mỹ.

Ông Hun Sen được bầu làm Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Ông Hun Sen được bầu làm Chủ tịch Thượng viện Campuchia

16:50 03/04/2024

Ngày 3.4, ông Hun Sen được bầu làm Chủ tịch Thượng viện Campuchia trong kỳ họp đầu tiên của Thượng viện khóa V.

Tàu sân bay Sơn Đông băng qua eo biển Đài Loan

Tàu sân bay Sơn Đông băng qua eo biển Đài Loan

12:20 09/11/2023

Ngày 9-11, Đài Loan cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc khi nhóm tàu này di chuyển qua eo biển Đài Loan.

Co loi xay ra
Co loi xay ra