Thực trạng của Đồng bằng sông Cửu Long đang đặt ra những thách thức to lớn.
Theo thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, hội nghị cấp cao Uỷ hội sông Mekong diễn ra trong bối cảnh lưu vực sông Mekong đang đối mặt với những thách thức to lớn.
Do vậy, việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự hội nghị thể hiện sự quan tâm, và quyết tâm phát huy vai trò chủ động, tích cực của Việt Nam để quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mekong, bảo đảm lợi ích của các quốc gia trong lưu vực, trong đó có Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính có chia sẻ về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với lưu vực sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long. Xin thứ trưởng cho biết thêm về điều này?
Vấn đề khai thác, sử dụng nguồn nước ở lưu vực sông Mekong là nền tảng và lý do tồn tại của Ủy hội sông Mekong quốc tế. Đây là cơ sở để các nước hạ nguồn gồm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan xây dựng Hiệp định Mekong năm 1995. Hiệp định có những nguyên tắc nền tảng, vừa yêu cầu phải tôn trọng chủ quyền mỗi nước nhưng cần phải sử dụng hợp lý, công bằng, tôn trọng lợi ích của các nước ở hạ nguồn.
Hiện nay, các nước đang có nhiều hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy việc khai thác, sử dụng nguồn nước cũng chịu tác động nặng nề, một số nơi quá mức.
Sự phát triển của các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong, tác động trực tiếp tới nguồn nước, sự di chuyển của phù sa, các nguồn thủy hải sản trong khu vực…
Một ví dụ là theo dự báo của các chuyên gia, đến năm 2040 lượng phù sa về Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm hơn 9 lần so với hiện nay và gần 30 lần so với cách đây 15 năm.
Mặt khác, mối nguy hại này còn bị cộng hưởng bởi các tác động rất tiêu cực của biến đổi khí hậu, gây ra hiện tượng khí hậu cực đoan, lũ lụt, hạn hán. Tình trạng nước biển dâng khiến xâm nhập mặn ảnh hưởng xấu đến Đồng bằng sông Cửu Long và an ninh nguồn nước, an ninh lương thực trong khu vực.
Trong bối cảnh đó, những thông điệp được Thủ tướng nêu ra tại hội nghị có ý nghĩa ra sao, thưa ông?
Thủ tướng đã có những thông điệp rất quan trọng, sâu sắc và toàn diện. Đó là việc Thủ tướng khẳng định mạnh mẽ cam kết của Việt Nam đối với Hiệp định Mekong năm 1995. Kêu gọi các nước tuân thủ đầy đủ hiệp định này, các bộ quy tắc đã được xây dựng.
Với cách tiếp cận toàn dân, toàn diện, toàn lưu vực, tăng khả năng thích ứng của người dân, Thủ tướng đã đề xuất các hoạt động hợp tác cụ thể, đặc biệt là các nước ở thượng nguồn. Như việc tăng cường chia sẻ dữ liệu, nghiên cứu chung, ứng phó biến đổi khí hậu. Phát triển giao thông thủy bền vững. Phối hợp xử lý tội phạm xuyên quốc gia. Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hỗ trợ tài chính, nguồn lực...
Những thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính và những đóng góp của đoàn Việt Nam đã được đón nhận như thế nào?
Trong phát biểu của lãnh đạo cấp cao các nước, có nhiều ý kiến chia sẻ với những thông điệp của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Trong đó các nước đều khẳng định cam kết mạnh mẽ với việc thực hiện Hiệp định Mekong năm 1995, coi trọng vai trò của Ủy hội sông Mekong quốc tế.
Tất nhiên, mỗi nước đều có những ưu tiên, quan tâm riêng. Song thông qua các phát biểu và văn kiện được thông qua, có thể thấy được điểm tương đồng rất lớn, chính là nhu cầu tăng cường hợp tác, xây dựng các kế hoạch, dự án phát triển chung để bảo đảm sự phát triển bền vững lưu vực.
Việt - Lào thúc đẩy tháo gỡ các dự án còn vướng mắc
Trong chương trình công tác, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Theo đó, hai bên nhất trí nỗ lực triển khai các thỏa thuận, hợp tác đã ký kết trước đó. Nâng tầm hợp tác kinh tế, hỗ trợ nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với hội nhập quốc tế. Tăng cường kết nối hai nền kinh tế.
Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo bày tỏ quyết tâm tập trung tháo gỡ vướng mắc, giải quyết dứt điểm một số tồn đọng và thúc đẩy triển khai các dự án trọng điểm như bến cảng Vũng Áng 1, 2, 3; sân bay Nỏng-Khạng; các dự án kết nối giao thông đường bộ, đường sắt theo hướng Đông – Tây…
Ngày 28/5, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước cho biết, để đảm bảo khách quan trong việc xác định nguyên nhân tử vong của ông N.T.D (27 tuổi, ngụ huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), đơn vị đã trưng cầu Trung tâm pháp y TP.HCM trực tiếp tham gia giám định. Trước đó, khoảng 1h sáng ngày 25/5, Công an huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nhận được tin báo của người dân ở xã Minh Hưng về việc xảy ra vụ trộm cắp dây điện. Công an huyện xuống địa bàn xác minh,...
Trong quá trình tìm kiếm cháu bé 4 tuổi mất tích khi chơi trước sân nhà người quen, người dân phát hiện thi thể cháu ở khu vực đê Đá Bạc.
Sáng 18/8, trong chương trình công tác tại Đắk Lắk, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, làm việc với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk và Công an tỉnh Đắk Lắk.
Bạn đọc có email hongaxxx@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi: Xin hỏi, thi công xây dựng không che chắn sẽ bị phạt...
Cơ quan công an đang tạm giữ ông Phan Công Khanh để điều tra do có đơn tố giác về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Thủ tướng vừa ký Quyết định số 1112 tặng bằng khen cho 3 cá nhân thuộc tỉnh Lào Cai có thành tích xuất sắc trong phòng, chống, khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Ba cá nhân gồm: Ông Ma Seo Chứ (Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà), ông Hoàng Văn Diệp (Trưởng thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), ông Châu Văn Chung (Chủ tịch UBND xã Mường Hum, huyện Bát Xát). Quyết định nêu rõ đây là những cá nhân có thành tích xuất sắc đột xuất...
Sở Giao thông vận tải TP.HCM thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông một số tuyến đường ở quận 1, nhằm phục vụ Giải chạy đêm quận 1 năm 2024.
Hà Nội - Khoảng 19h, ngày 26.6, xảy ra cháy lớn tại đường Phạm Văn Bạch thuộc quận Cầu Giấy.
Từ khi áp dụng phạt nguội qua hệ thống camera giám sát, lực lượng CSGT tỉnh Yên Bái đã xử phạt gần 3.500 trường hợp vi phạm với số tiền...