Các cuộc biểu tình sau vụ ba bé gái bị đâm chết ở Anh biến thành bạo loạn, khi nhóm cực hữu đụng độ cảnh sát và đe dọa khu tòa nhà chính phủ.
Cuộc biểu tình của phong trào cực hữu Anh ở trung tâm thủ đô London ngày 31/7 trở nên bạo lực khi đám đông ném pháo sáng, chai thủy tinh về phía cổng khu vực các tòa nhà chính phủ ở Phố Downing.
Người biểu tình hô các khẩu hiệu mang màu sắc cực hữu như "Nước Anh tự trị", "Chặn thuyền nhập cư", "Sống chết cùng nước Anh", "Chúng ta phải đòi lại đất nước" và hô tên của nhà hoạt động cực hữu Tommy Robinson.
Các phần tử cực đoan tìm cách xô đổ cổng khu tòa nhà chính phủ, nhưng bị cảnh sát chống bạo động ngăn chặn. Cảnh sát đã bắt khoảng 100 người có hành vi quá khích.
Bạo lực cũng bùng phát trong cuộc biểu tình ở Hartlepool, miền bắc nước Anh, khiến một số cảnh sát bị thương. Ít nhất 8 người bị bắt sau khi ném gạch đá vào lực lượng an ninh.
Biểu tình bùng phát ở nhiều thành phố của Anh sau khi một nghi phạm 17 tuổi ngày 29/7 bị bắt với cáo buộc đâm dao tại một trường dạy múa ở Southport, vùng Merseyside, nơi tổ chức workshop yoga và nhảy múa chủ đề Taylor Swift dành cho trẻ em 6-11 tuổi. Vụ tấn công khiến ba bé gái thiệt mạng, 5 trẻ và hai người lớn bị thương nghiêm trọng.
Nghi phạm đối diện ba cáo buộc giết người, 10 cáo buộc mưu sát và một cáo buộc dùng dao gây thương tích.
Tuy nhiên, mạng xã hội Anh đang lan truyền thông tin kẻ đâm dao là người Hồi giáo đang xin tị nạn chính trị, dù nghi phạm trên thực tế được sinh ra tại thành phố Cardiff ở Wales.
Cho rằng vụ đâm dao mang động cơ tôn giáo, nhóm người biểu tình cực hữu kéo đến buổi lễ tưởng niệm dành cho các nạn nhân. Họ gây rối, hô các khẩu hiệu "đòi lại đất nước cho người Anh" và ném đá vào thánh đường Hồi giáo địa phương.
Đám đông cực đoan khoảng 200-300 người còn tấn công lực lượng an ninh, phóng hỏa xe cảnh sát, khiến 53 sĩ quan bị thương. Cảnh sát Anh bước đầu xác định nhóm bạo loạn có liên hệ với Liên đoàn Bảo vệ nước Anh (EDL), tổ chức cực hữu đã nhiều lần kích động biểu tình bài xích Hồi giáo.
"Sự kiện vừa qua cho thấy người từ nhiều nơi trên khắp cả nước đã bị kích động bởi mạng xã hội và bị cuốn theo đám đông, tấn công chính những người vừa được ca ngợi là anh hùng vì dám lao vào nơi nguy hiểm hỗ trợ các nạn nhân vụ đâm dao", thị trưởng Liverpool Steve Rotheram phát biểu ngày 31/7 ở Southport.
Cảnh sát Anh ngày 31/7 thông báo đã bắt 5 nghi phạm liên quan vụ bạo loạn của người biểu tình cực hữu. Lãnh đạo cảnh sát Merseyside Serena Kennedy lên án sự kiện "đậm màu sắc cực đoan và bạo lực", tuyên bố cơ quan điều tra sẽ phát thêm lệnh bắt trong thời gian tới.
Thanh Danh (Theo Telegraph, Guardian, Sky News, Reuters)
Nhà Trắng mời các phi công B-2 và người thân tới dự cuộc picnic ở Bãi cỏ phía Nam nhân dịp Quốc khánh Mỹ, nơi ông Trump khuyến khích họ tiết lộ danh tính.
Tổng thống Trump nói rất không hài lòng về cuộc điện đàm với ông Putin, đề cập tới khả năng siết lệnh trừng phạt Nga khi đàm phán bế tắc.
Cuộc thử nghiệm tên lửa của Nhật Bản được xem là thiết yếu trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nghiêm trọng.
Trường Đại học Nữ sinh Sookmyung hủy bằng thạc sĩ của cựu đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Keon-hee với lý do gian lận trong luận văn tốt nghiệp.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/6.
Mỹ triển khai một số oanh tạc cơ B-2 'trống giong cờ mở' bay về hướng tây để đánh lạc hướng, trong lúc phi đội chính lặng lẽ hướng về phía đông để tập kích Iran.
Tối 17/6 (giờ địa phương), Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Alberta (Canada) đã bế mạc.
Ông Trump đăng tin nhắn của Tổng thư ký NATO lên mạng xã hội Truth Social, trong đó ông Rutte ca ngợi 'hành động quyết đoán' của Tổng thống Mỹ tại Iran.
Ngày 24/6, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) thông báo đã phát hiện các quả tên lửa được phóng từ Iran về phía nước này chỉ vài giờ sau khi hai bên tuyên bố đạt được thỏa thuận ngừng bắn.