Tiếp quản “ghế nóng” từ Tây Ban Nha, từ 1/1/2024, Bỉ chính thức đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) trong sáu tháng tới.
Phong cách Bỉ trên ‘ghế nóng’ EU |
Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo. (Nguồn: belgian-presidency) |
Không khí hào hứng đang tỏa khắp Brussels nhưng phía trước là không ít thử thách, từ làn sóng người tị nạn, khó khăn về kinh tế - xã hội đến duy trì tình đoàn kết nội khối.
Đầu tiên là khối lượng công việc khổng lồ với hơn 100 dự án lập pháp phải hoàn tất từ nay đến tháng 4/2024, trong đó có việc cải cách quy trình tị nạn trong khối và điều chỉnh luật liên quan đến trí tuệ nhân tạo vốn đang gây tranh cãi.
Tiếp đó, Bỉ phải gấp rút xây dựng chương trình ngân sách dài hạn để có thể thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của EU vào ngày 1/2 tới. Khó nhất là làm sao tạo được sự đồng thuận về khoản viện trợ 50 tỷ Euro cho Ukraine hiện đang bị Hungary ngăn chặn.
Trong khi đó, thời gian lại đang rất gấp gáp vì cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu sẽ diễn ra vào tháng Tư. Nếu không kịp thông qua các dự luật, mọi chuyện sẽ lại phải đẩy lùi sang mùa Thu, khi các cơ quan lãnh đạo mới của EU hình thành.
Đã thế, tháng 6/2024, Bỉ sẽ tiến hành bầu cử. Chưa ai biết chính phủ của Thủ tướng Alexander De Croo có còn đủ tâm trí quan tâm đến EU khi mà khả năng tái cử còn chưa rõ ràng.
Tuy nhiên, ông De Croo tỏ ra khá tự tin với vai trò Chủ tịch Hội đồng EU của Bỉ. Bởi theo ông, đây là lần thứ 13 Bỉ đảm nhiệm cương vị này nên Brussels có nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt, Ngoại trưởng Hadja Lahbib nói rằng “thỏa hiệp theo phong cách Bỉ” chính là bí mật của Bỉ. Cụ thể là vì Bỉ là quốc gia đa ngôn ngữ, đa sắc tộc với nhiều ý tưởng nên quen với việc thảo luận và tìm kiếm sự thỏa hiệp hơn là tạo ra vấn đề.
Không biết Bỉ sẽ vượt qua thử thách thế nào nhưng hy vọng phong cách Bỉ sẽ để lại dấu ấn trên “ghế nóng” EU.
Ngày 26/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đến Đức, bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày nhằm khẳng định mối quan hệ vững chắc giữa hai cường quốc hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU).
Drone trinh sát Ukraine phát hiện xe mang bệ phóng UAV ZALA, Lancet của Nga và chỉ thị mục tiêu để lực lượng Kiev khai hỏa đạn HIMARS tập kích.
Cứu hộ Indonesia tìm thấy thi thể 11 người leo núi, nâng tổng số nạn nhân thiệt mạng trong vụ núi lửa trên đảo Sumatra phun trào lên 22.
Ngoại trưởng Anh Cameron nhắn tin và gọi video với kẻ mạo danh cựu tổng thống Ukraine Poroshenko, song London chưa tìm ra người đứng sau trò chơi khăm này.
Xóa bỏ bất bình đẳng, nêu cao tinh thần trách nhiệm với quyết sách nhằm cải thiện điều kiện kinh tế và đời sống của nhân dân, mang lại sự ổn định xã hội là vấn đề cốt lõi mà dân châu Phi mong chờ.
Sau cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Tô Lâm, ông Putin thông báo hai nước đã ký bản ghi nhớ về xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ Hạt nhân tại Việt Nam.
Ngày 10/6, Ủy ban Quốc hội Maldives, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan an ninh, đã quyết định rà soát lại ba thỏa thuận từng ký với Ấn Độ dưới thời cựu Tổng thống Ibrahim Solih.
Lần đầu thăm Ukraine, Thủ tướng Modi dường như muốn trấn an phương Tây rằng Ấn Độ không hoàn toàn ngả về Nga như họ vẫn nghĩ.
Tư lệnh quân đội Israel cảnh báo chiến dịch ở Gaza sẽ kéo dài nhiều tháng, trong bối cảnh xung đột đang có nguy cơ lan rộng.