TPO - Sáng 20/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác đến kiểm tra công trường thi công điểm giao hai dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau và Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng.
Hai dự án cao tốc trên có quy mô lớn nhất miền Tây hiện nay. Vị trí giao cắt của hai dự án tại huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang.
Tiền Phong Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi, tặng quà cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công dự án. Ảnh: CK 1 |
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi, tặng quà cán bộ, kỹ sư, công nhân thi công dự án. Ảnh: CK |
Báo cáo với Phó Thủ tướng, đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận - chủ đầu tư dự án cao tốc Cần Thơ – Cà Mau cho biết, mặt bằng toàn dự án cơ bản đã xong, chỉ còn 200m ở Cần Thơ do vướng bãi rác, dự kiến tháng 12 năm nay di dời xong. Tới nay, tiến độ thi công đạt khoảng 50% khối lượng hợp đồng, mục tiêu hết năm 2024 hoàn thành cơ bản 117 cầu trên tuyến chính (hiện 41 cầu đã hoàn thành bản mặt cầu).
Về công tác đắp gia tải toàn bộ 110km tuyến chính và 2,8km tuyến nối, đến nay đã xong khoảng 53% khối lượng. Dự kiến đến 31/12/2024 hoàn thành gia tải, đây cũng là điều kiện để có thể hoàn thành dự án trong năm 2025.
Tiền Phong Đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận báo cáo tiến độ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: CK 1 |
Đại diện Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận báo cáo tiến độ dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Ảnh: CK |
Theo đại diện chủ đầu tư, khó khăn, vướng mắc lớn nhất của dự án vẫn là vật liệu. Cụ thể, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ GTVT, chủ đầu tư đã làm việc với các tỉnh như: An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang để có nguồn vật liệu theo chế độ đặc thù của dự án.
Đến nay, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã xác định cấp cho dự án khoảng 19 triệu m3 cát sông, trên tổng nhu cầu 18,5 triệu m3 của dự án, cộng với 5 triệu m3 cát biển từ Sóc Trăng. Cơ bản trữ lượng đủ nhưng công suất khai thác thiếu, nguồn cát cung cấp về công trường hiện đáp ứng khoảng 70% nhu cầu thi công.
Tiền Phong Thi công cầu vượt tại điểm giao cắt hai dự án cao tốc trục ngang và trục dọc lớn nhất miền Tây hiện nay. Ảnh: CK 1 |
Thi công cầu vượt tại điểm giao cắt hai dự án cao tốc trục ngang và trục dọc lớn nhất miền Tây hiện nay. Ảnh: CK |
Cuối tháng 10 vừa qua, tỉnh An Giang dừng cung cấp 7/9 mỏ do một số mỏ khai thác vượt độ sâu, một số mỏ có nguy cơ sạt lở hoặc chất lượng cát không đạt do có nhiều bùn sét. Trong 7 mỏ dừng có 2 mỏ nhà thầu đã khắc phục xong các tồn tại và đã trình UBND tỉnh An Giang cho khai thác trở lại, hiện UBND tỉnh An Giang đang xin ý kiến Thường vụ Tỉnh ủy.
Đối với nguồn cát biển, hiện đang vào mùa gió chướng nên mỗi tháng chỉ khai thác khoảng 15 ngày…
Tiền Phong Đại diện chủ đầu tư dự án thành phần 3 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn quan Hậu Giang) báo cáo với Phó Thủ tướng. Ảnh: CK 1 |
Đại diện chủ đầu tư dự án thành phần 3 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn quan Hậu Giang) báo cáo với Phó Thủ tướng. Ảnh: CK |
Đối với dự án cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, ông Mai Văn Tân – Giám đốc Sở GTVT Hậu Giang (chủ đầu tư dự án thành phần 3 - Hậu Giang) cho biết, dự án này dài gần 37km, có 3 nút giao, 24 cầu, công tác giải phóng mặt bằng đã đạt 100%. Do cát khan hiếm nên tỉnh chỉ đạo tập trung hoàn thiện các cầu, đang gác dầm 5 cầu, số còn lại đang được đẩy nhanh tiến độ.
Về vật liệu, nhu cầu dự án cần khoảng 6 triệu m3. Trong đó, được cấp nguồn ở An Giang 2,6 triệu m3 (vừa qua đã chia sẻ cho dự án Cần Thơ – Cà Mau khoảng 500 nghìn m3). Hiện, tỉnh Bến Tre cam kết cấp 3,4 triệu m3 còn lại, đầu tháng 12 tới sẽ có 1,5 triệu m3. Sản lượng thi công dự án hiện nay đạt 26%, dự kiến hết năm nay đạt khoảng 34-37%.
Tiền Phong 1 |
Tại công trường, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, chiều nay (20/11) làm việc tại Sóc Trăng, các chủ đầu tư, địa phương, cơ quan đơn vị liên quan báo cáo chi tiết, cụ thể về các vấn đề khó khăn, vướng mắc; đề xuất, kiến nghị tháo gỡ để đẩy nhanh tiến độ các dự án.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, xây dựng đường cao tốc phải đảm bảo yếu tố đặc thù của vùng sông nước miền Tây, không cản trở về dòng chảy, nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân…
Trinh sát nhận định sau khi trốn khỏi trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh), Thành và Hoàng chỉ lẩn trốn trong rừng, gần khu trang trại của người dân địa phương. Bị cảnh sát bao vây, cả hai không chống cự song có ý định bỏ chạy và chui vào cống nước ẩn nấp.
Trưa 13/8, một vụ sạt lở taluy sau nhà một hộ dân xã Hải Lựu, huyện Sông Lô khiến một phụ nữ tử vong và cháu bé 5 tuổi bị thương nặng.
Dự án nâng cấp mở rộng quốc lộ 13 được khởi công từ tháng 4.2022, tuy nhiên đến nay vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, mới thi công được một số đoạn.
Dư luận đặt câu hỏi, tại sao Trần Văn Tuân (SN 1973, trú tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) có thể đâm trọng thương ông Nguyễn Văn Quý - Phó Chánh án TAND huyện Cam Lộ ngay tại phòng làm việc dù trước đó bị tuyên án 3 năm tù về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ. Trả lời PV VTC News, lãnh đạo TAND tỉnh Quảng Trị cho biết, về nguyên tắc khi án phúc thẩm tuyên xong thì có hiệu lực ngay. HĐXX sẽ ra quyết định tạm giữ với bị...
Quảng Ninh - Sáng ngày 2.3, tại thành phố Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ Công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về...
Theo đó, nhóm người này gồm: Hà Ngọc Thương (27 tuổi), cư trú tại ấp Chợ, xã Phương Thạnh, huyện Càng Long, Huỳnh Huy Hoàng (22 tuổi), cư trú tại ấp Tri Liêm, xã Hiệp Hòa; Lê Văn Đặng (31 tuổi), cư trú Khóm Minh Thuận B, thị trấn Cầu Ngang cùng huyện Cầu Ngang và Nguyễn Văn Hùng (40 tuổi), cư trú tại ấp Ngãi Phú, xã Ngãi Hùng, huyện Tiểu Cần (tất cả đều là học viên đang cai nghiện tại Cơ sở cai nghiện ma túy của tỉnh) về hành vi chống người thi...
Mặc dù TP Quy Nhơn ( Bình Định ) không có chủ trương cho thuê đất tại các trụ sở UBND phường để xây dựng trụ ATM, thế nhưng, một...
Ngày 13/4, lãnh đạo UBND phường Trần Quang Diệu (TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) cho biết, lực lượng chức năng địa phương này đang vào cuộc truy tìm chiếc xe đã tông một cụ ông bị thương nặng rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.
Lưu lượng nước về hồ thủy điện Thác Bà hiện nay đã giảm mạnh so với lúc cao điểm, từ chiều nay có thể tính phương án đưa người dân đã di dời trở về nhà.