Philippines cho biết Trung Quốc yêu cầu nước này thông báo trước mỗi khi thực hiện nhiệm vụ tiếp tế ở bãi Cỏ Mây, song Manila bác bỏ.
Bộ Ngoại giao Philippines hôm nay tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tiếp tế ở Biển Đông, trong đó có tàu hải quân mắc cạn ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Teresita Daza cho biết Trung Quốc yêu cầu nước này "thông báo trước mỗi khi thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho bãi Cỏ Mây, nhưng chúng tôi sẽ không làm như vậy".
Quân đội Philippines sử dụng tàu chiến cũ nát BRP Sierra Madre ủi vào bãi Cỏ Mây, biến nó thành một tiền đồn để duy trì hiện diện trái phép ở khu vực này từ năm 1999. Trên tàu có đơn vị thủy quân lục chiến đồn trú và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền.
Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Philippines kéo tàu này đi, theo thỏa thuận mà Manila cho rằng không tồn tại. Hải quân Philippines chưa loại biên BRP Sierra Madre và vẫn coi nó là một chiến hạm đang hoạt động.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hiện chưa phản hồi về thông tin này.
Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Bắc Kinh thường triển khai một tàu hải cảnh gần bãi Cỏ Mây để giám sát hoạt động của tàu cá Philippines, cũng như theo dõi nhiệm vụ tiếp tế cho BRP Sierra Madre.
Philippines tuần trước cáo buộc hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chở hàng tiếp tế cho quân đội Philippines ở bãi Cỏ Mây. Hải cảnh Trung Quốc trước đó nói rằng hai tàu vận tải nhỏ của Philippines và ba tàu cảnh sát biển đi vào vùng biển gần bãi Cỏ Mây "mà không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc".
Đây là sự việc mới nhất gần bãi Cỏ Mây, xảy ra gần ba tuần sau hai vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và tàu Philippines làm nhiệm vụ tiếp tế. Tháng 11/2021, ba tàu hải cảnh Trung Quốc chặn đường, chiếu đèn pha và xịt vòi rồng ngăn cản, buộc các tàu tiếp tế Philippines phải hủy nhiệm vụ và quay về.
Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế.
Huyền Lê (Theo Reuters, Rappler)
Giới chức Ukraine tuyên bố Nga đã rút tàu tuần tra cuối cùng khỏi bán đảo Crimea, sau khi liên tiếp bị tập kích bằng tên lửa, xuồng tự sát.
Tổng thống Zelensky thăm sở chỉ huy ở thành phố thuộc tỉnh Kharkov để động viên binh sĩ, trong bối cảnh lực lượng này gặp nhiều khó khăn trên chiến trường.
Sau thời gian chiến đấu cho quân đội Ukraine, nhiều cựu binh Belarus đối mặt cuộc sống bấp bênh và không được hỗ trợ ở đất nước họ từng bảo vệ.
Ngày 16/1, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik đánh giá, Triều Tiên rõ ràng đã đạt được “một số tiến bộ” trong quá trình theo đuổi mục tiêu phát triển tên lửa siêu vượt âm.
Hàn Quốc đã cử hành lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Đình chiến với sự tham gia của gần 3.000 người, trong khi đó Triều Tiên đã tiến hành cuộc duyệt binh ở Thủ đô Bình Nhưỡng.
Colombia tuyên bố thiết lập 'vùng khảo cổ được bảo vệ' ở khu vực có xác tàu chở châu báu sang Tây Ban Nha vào thế kỷ 18.
Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc, ông Biden nói Israel không nên để cơn giận chi phối, xung đột ở Dải Gaza, bầu cử Chủ tịch Hạ viện Mỹ bế tắc, hiện tượng nhật thực 'vòng lửa' hiếm gặp… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, The Guardian… tổng hợp.
Ukraine thông báo rút quân khỏi làng Lastochkyne gần thành phố Avdeevka sau khi thành phố này thất thủ, rơi vào tay quân đội Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin lại được đưa tới bệnh viện do các triệu chứng về bàng quang, sau lần gây tranh cãi vì bí mật phẫu thuật tuyến tiền liệt.