Philippines tố Hải cảnh Trung Quốc thu giữ thực phẩm, vật tư tiếp tế cho tiền đồn của Manila ở Bãi Cỏ Mây trên Biển Đông.
Ngày 3-6, báo Inquirer dẫn lời quan chức quân sự cấp cao cho biết có hai vụ việc liên quan đến Hải cảnh Trung Quốc (CCG) trên Biển Đông ngày 19-5.
Theo đó, Hải quân Philippines thực hiện chiến dịch thả dù để đưa hàng tiếp tế tới BRP Sierra Madre, một tàu chiến mắc cạn được Manila sử dụng làm tiền đồn tại bãi Cỏ Mây, nhưng lực lượng Trung Quốc đã thu giữ các hàng tiếp tế này.
Trong vụ việc thứ ba vào ngày 24-5, CCG đã dùng vòi rồng xua đuổi một tàu cá Philippines gần bãi cạn này.
Cụ thể, theo nguồn tin của Inquirer, Hải cảnh Trung Quốc đã triển khai 4 thuyền cao su khi Philippines thả dù hàng tiếp tế cho tàu BRP Sierra Madre. Lực lượng Trung Quốc lấy một số lương thực, chủ yếu là thực phẩm, rải xuống nước. Một hàng tiếp tế khác bị thu giữ.
Cùng ngày, hai tàu cảnh sát biển và bốn thuyền cao su của Trung Quốc cũng quấy rối hoạt động sơ tán y tế các binh sĩ bị bệnh. Một trong số các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã bắn thẳng vòi rồng vào một trong các thuyền cao su của Philippines.
Cáo buộc trên tờ Inquirer đưa ra vài giờ sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin các thuyền viên trên tàu Sierra Madre đã "chĩa súng" vào hải cảnh Trung Quốc ngày 19-5 trên Biển Đông.
Một đoạn video dài 29 giây của Đài CCTV cho thấy một người đàn ông đeo mặt nạ đang cầm một vật thể màu đen mờ giống như một khẩu súng trường.
Hải quân, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và Hội đồng An ninh quốc gia chưa lên tiếng về vấn đề này.
Nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bãi Cỏ Mây nằm cách đảo Palawan của Philippines khoảng 200km và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hơn 1.000km.
Cả Manila và Bắc Kinh đều tuyên bố chủ quyền với bãi Cỏ Mây. Theo phán quyết của Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016, bãi Cỏ Mây nằm trên thềm lục địa Philippines.
Theo đó, phán quyết ngày 12-7-2016, do Hội đồng trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982, nhấn mạnh Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để yêu cầu quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên vượt quá các quyền mà UNCLOS quy định.
Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore mới đây, Tổng thống Philippines Ferdinand R. Marcos Jr tố cáo các hành động bất hợp pháp, chèn ép và gây hấn ở Biển Đông.
Ông Marcos nói Philippines cùng các quốc gia Đông Nam Á khác có tầm nhìn cho "hòa bình, ổn định và thịnh vượng" ở Biển Đông, nhưng điều này đang bị hủy hoại bởi nhiều chủ thể khác. Ông Marcos không nhắc trực tiếp đến Trung Quốc.
Tổng thống Philippines cho rằng an ninh ở Biển Đông, vùng biển vận chuyển khối lượng thương mại khổng lồ, là một vấn đề toàn cầu. "Nếu một công dân Philippines thiệt mạng vì hành động cố ý nào đó, thì như chúng tôi định nghĩa, điều đó rất gần với cái gọi là hành động chiến tranh", ông Marcos nói thêm.
Sau tuyến bài của Báo Lao Động phản ánh về hiện tượng ngã giá trắng trợn trong thuê nhà ở công nhân giữa Thủ đô, ngày 5.10, Thượng tá Trần...
Bà của thanh niên Pháp bị cảnh sát bắn chết kêu gọi những kẻ bạo loạn ngừng cướp bóc và phá hoại.
Lực lượng chức năng Indonesia thông báo 3 người đã mất tích sau khi một tàu chở dầu bốc cháy ngoài khơi tỉnh West Nusa Tenggara của nước này ngày 26/3.
Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu chia sẻ việc ghép tên hai xã Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu sau sáp nhập xã thành Đôi Hậu, huyện cũng băn khoăn, trăn trở.
Cơ quan Quản lý Hàng không Dân dụng Phillipines yêu cầu áp đặt ngay lập tức các biện pháp an ninh tại toàn bộ sân bay thương mại của nước này trong thời gian điều tra thư đe dọa đánh bom.
TPHCM còn khoảng 49.000 học sinh chưa có mã định danh cá nhân, chiếm khoảng 3% trong số hơn 2 triệu học sinh tại thành phố.
ĐBSCL vừa trải qua đợt hạn hán, xâm nhập mặn thì đến nay tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển lại liên tục xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng...
Camera được lắp hẳn phía trong nhà vệ sinh công cộng tại chợ Tân Định (quận 1, TP.HCM) khiến nhiều người lo lắng.
Tin tức 24h : Thời gian hoàn thành đường gần 750 tỉ đồng nối 2 quận ở Hà Nội ; Công đoàn tặng thêm quà Tết cho 2.000 công nhân;...