Manila cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc cơ động nguy hiểm, tìm cách cản trở tàu công vụ Philippines hoạt động bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa.
Cảnh sát biển Philippines (PCG) hôm nay công bố thông tin về cuộc chạm trán giữa tàu tiếp vận BRP Datu Sanday với một tàu hải cảnh và ba tàu khác của Trung Quốc hôm 22/2, cho biết sự việc xảy ra khi tàu Philipines đang vận chuyển dầu cho các ngư dân ở khu vực gần bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
"3 trong 4 tàu Trung Quốc di chuyển trước mũi BRP Datu Sanday ở khoảng cách chỉ 100 m. Nhóm tàu này cũng liên tục bám sát, gây nhiễu tín hiệu nhận diện tự động và thực hiện động tác cơ động nguy hiểm. Bất chấp điều đó, thuyền trưởng BRP Datu Sanday đã thể hiện trình độ tuyệt vời và né tránh mọi nỗ lực truy cản", phát ngôn viên PCG Jay Tarriela cho hay.
Đây là lần thứ hai Manila cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc cản trở tàu công vụ Philippines gần bãi Cỏ Mây trong vòng hai tuần qua.
Giới chức Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.
Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines chiếm đóng trái phép. Bắc Kinh và Manila đều đưa ra tuyên bố chủ quyền với khu vực này.
Quân đội Philippines sử dụng tàu chiến cũ nát BRP Sierra Madre mắc cạn ở bãi Cỏ Mây như một tiền đồn để duy trì hiện diện trái phép ở khu vực này từ năm 1999. Trên tàu có đơn vị thủy quân lục chiến đồn trú và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền.
Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Bắc Kinh thường duy trì một tàu hải cảnh gần bãi Cỏ Mây để giám sát hoạt động của tàu cá Philippines, cũng như theo dõi nhiệm vụ tiếp tế cho BRP Sierra Madre. Lực lượng Trung Quốc từng nhiều lần tìm cách truy cản tàu công vụ Philippines tại khu vực.
Tháng 11/2021, ba tàu hải cảnh Trung Quốc chặn đường, chiếu đèn pha và xịt vòi rồng ngăn cản, buộc các tàu tiếp tế Philippines phải hủy nhiệm vụ và quay về. Tướng Tarriela ngày 6/10/2023 cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc chạy cắt mũi và suýt va chạm với tàu BRP Sindangan gần bãi Cỏ Mây.
Việt Nam đã nhiều lần nhấn mạnh có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp luật pháp quốc tế.
Vũ Anh (Theo AFP)
Cảnh sát chống bạo động New York tiến vào Đại học Columbia, bắt một số người đang chiếm một tòa nhà và dẹp cuộc biểu tình trong khuôn viên trường.
Không quân Singapore (RSAF) ngày 15/10 đã điều hai tiêm kích hỗ trợ chuyến bay của Hãng hàng không Air India Express (Ấn Độ) hạ cánh an toàn ở sân bay Changi.
David Arakhamia, cựu trưởng đoàn đàm phán Ukraine, nói rằng Moskva từng đề xuất chấm dứt chiến sự nếu Kiev cam kết duy trì trung lập và không vào NATO.
Nga nêu bước tiến ở Lugansk, Kiev nêu chi phí dành cho xung đột năm nay, Hội nghị hòa bình khai mạc tại Jeddah là một số tin tức đáng chú ý về tình hình Ukraine.
Ngày 24/6, các cuộc không kích và đấu súng đã làm rung chuyển thủ đô Khartoum của Sudan, trong khi Liên hợp quốc (LHQ) cho rằng cuộc chiến mang chiều hướng xug đột sắc tộc.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò đối tác, cùng LHQ đưa Cuba vượt qua các thách thức hiện nay, đạt được các tiến triển trong thực hiện Chương trình Nghị sự 2030.
Tổng thống Nga Putin sắp thăm cấp nhà nước tới Triều Tiên, theo lời mời của lãnh đạo Kim Jong-un.
Nga ngăn chặn UAV tấn công gần Moscow, Australia mua tên lửa Mỹ, ông Biden có thể gặp Thái tử Saudi Arabia… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Pháp sẵn sàng tham chiến sâu hơn ở Ukraine, Sri Lanka bắt giữ 15 ngư dân Ấn Độ, quan hệ Nga-Triều Tiên đang ở mức 'cao chưa từng có', Trung Quốc - Angola nâng cấp quan hệ… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.