Phía Philippines cho biết các biện pháp mà nước này sử dụng để đáp trả hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ bao gồm tăng cường khả năng phòng thủ và biện pháp ngoại giao.
"Phản ứng tương xứng, có chủ ý và hợp lý mà Tổng thống Philippiness nói đến (để đáp trả Trung Quốc ở Biển Đông) không chỉ bao gồm khía cạnh tăng cường năng lực quân sự và phòng thủ với các đồng minh, mà còn nói về việc dốc hết các nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề" - người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Philippines (NSC) Jonathan Malaya nói ngày 1-4, theo Hãng tin Reuters.
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình quốc gia Philippines, ông Jonathan Malaya cho biết các biện pháp đáp trả được Tổng thống Ferdinand Marcos Jr công bố tuần trước là đa chiều.
Cùng ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói dù Philippines có đưa ra chính sách gì thì điều đó cũng không thể ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền lợi trên biển của Trung Quốc, theo Hãng tin Reuters.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đang căng thẳng sau các sự cố giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu Philippines ở Biển Đông.
Chỉ trong vòng chưa đến 20 ngày của tháng 3-2024, hải cảnh Trung Quốc đã ít nhất 2 lần phun vòi rồng vào các tàu Philippines khi Manila làm nhiệm vụ tiếp tế cho quân nhân của họ ở bãi Cỏ Mây.
Hôm 28-3, Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. của Philippines tuyên bố nước này sẽ thực hiện các biện pháp đối phó "những cuộc tấn công bất hợp pháp, chèn ép, hung hăng và nguy hiểm" của hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông.
Lúc đó ông Marcos không nêu rõ các biện pháp đối phó này bao gồm những gì, nhưng cho biết chúng sẽ được áp dụng trong những tuần tiếp theo và áp dụng tương xứng, có chủ ý, hợp lý để đáp trả cái gọi là "các cuộc tấn công công khai và liên tục".
Nhà lãnh đạo Philippines nói nước này không tìm kiếm xung đột với bất kỳ nước nào, nhưng Manila sẽ không thể bị dọa nạt và khuất phục trong im lặng.
Ông Marcos cũng ra lệnh cho chính phủ của mình tăng cường phối hợp về an ninh hàng hải để đương đầu với "một loạt thách thức nghiêm trọng" đối với sự toàn vẹn lãnh thổ và hòa bình.
Trong tuyên bố hôm 28-3, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Ngô Khiêm tuyên bố: "Trung Quốc sẽ không cho phép Philippines hành động ngoan cố và đó là lý do Trung Quốc phản ứng bằng những hành động chính đáng, kiên quyết và có kiềm chế. Phía Philippines nên nhận ra rằng những hành động khiêu khích sẽ chỉ lợi bất cập hại với họ và việc kêu gọi sự hỗ trợ của nước ngoài sẽ không đem lại kết quả gì".
Kế hoạch lập quân đội Schengen của NATO là một sự leo thang khác trong cuộc đối đầu của liên minh do Mỹ dẫn đầu với Nga.
Belarus, nước đồng minh của Nga , vừa ký thỏa thuận hạt nhân với Hungary, quốc gia thành viên NATO.
Hàng loạt lô cốt án ngữ giữa đường trên đoạn nối giữa đường Dương Đình Nghệ và Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy, Hà Nội), không khác gì những chiếc...
Thanh Hóa - Cách đây hơn 60 năm, trong lần về thăm Thanh Hóa Bác Hồ đã dành tặng người dân ở huyện Yên Định một chiếc máy cày. Đến...
Các phi công Ukraine thể hiện sự ấn tượng với những tiêm kích F-16 của Mỹ và tiềm năng hỗ trợ của tiêm kích này với Kiev trong cuộc chiến trên không với lực lượng Nga.
Sở GD&ĐT Hà Nội đăng tải lên Cổng thông tin của ngành danh sách các trung tâm bồi dưỡng kỹ năng sống và tổ chức hoạt động ngoài giờ chính khoá đã đăng ký hoạt động đào tạo để các đơn vị, phụ huynh được biết.
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) nêu rõ các cuộc đụng độ ở Sudan kể từ giữa tháng Tư vừa qua đã khiến ít nhất 330 em thiệt mạng, hơn 1.900 em bị thương và hơn 1 triệu em phải di tản.
Từng làm tượng hổ, tượng mèo dịp Tết năm 2022 và 2023 khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”, nên khi bắt tay vào làm linh vật rồng phục vụ Tết Giáp Ngọ 2024, Đinh Văn Tâm và các cộng sự bị áp lực.
Hiệp hội phóng viên nước ngoài của Philippines (FOCAP) bác bỏ và lên án tuyên bố của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh nói Manila đưa nhà báo lên tàu ở Biển Đông để ngụy tạo các video nhằm khiến mình trông giống nạn nhân.