Philippines nói xô xát giữa lực lượng nước này với Trung Quốc ở bãi Cỏ Mây không phải đụng độ vũ trang, không kích hoạt hiệp ước phòng thủ với Mỹ.
Thư ký điều hành Lucas Bersamin, người đại diện của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, hôm nay nói rằng vụ xô xát giữa thủy thủ hải quân Philippines với thành viên hải cảnh Trung Quốc hôm 17/6 nhiều khả năng là "hiểu nhầm hoặc sự cố".
"Chúng tôi chưa coi sự việc là cuộc tấn công vũ trang. Tôi cho rằng đó là vấn đề có thể dễ dàng giải quyết. Nếu Trung Quốc muốn phối hợp, Philippines sẵn sàng làm việc với họ", ông nói.
Andres Centino, cố vấn về các vấn đề hàng hải của Tổng thống Philippines, cùng ngày khẳng định kích hoạt hiệp ước phòng thủ không nằm trong các cuộc thảo luận của Manila. Tuy nhiên, Hội đồng Hàng hải Quốc gia Philippines nhấn mạnh cần "lên kế hoạch thực hiện định kỳ" cho những chuyến tiếp vận đến bãi Cỏ Mây.
Phát biểu được đưa ra sau khi các phóng viên đặt câu hỏi liệu Manila có đề nghị Washington giúp đỡ theo hiệp ước phòng thủ chung hay không, sau khi xảy ra vụ xô xát giữa thủy thủ hải quân Philippines với hải cảnh Trung Quốc ở bãi Cỏ Mây hồi đầu tuần.
Theo Hiệp ước Phòng thủ Chung được ký năm 1951, Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ Philippines nếu quân nhân, tàu hay phi cơ của nước này bị tấn công vũ trang ở bất cứ khu vực nào trên Biển Đông.
Giới chức Philippines hôm 18/6 cho biết một số thành viên lực lượng hải cảnh Trung Quốc đi xuồng cao tốc đã cản trở xuồng hải quân nước này làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, nước và vật tư tiếp tế cho binh sĩ trên tàu chiến cũ nát BRP Sierra Madre, được Manila sử dụng như tiền đồn ở bãi Cỏ Mây.
Philippines cho hay xuồng hải cảnh Trung Quốc đã có "hành vi nguy hiểm, trong đó có đâm va và lai dắt", khiến ít nhất 8 thủy thủ Philippines bị thương, trong đó một người mất ngón tay cái. Hai xuồng cao su bị hải cảnh Trung Quốc kéo đi và sau đó bỏ lại trong tình trạng hư hỏng.
Trong khi đó, hải cảnh Trung Quốc cáo buộc Philippines "hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự việc". Họ cho biết một tàu Philippines "phớt lờ những cảnh báo liên tục và tiếp cận một cách nguy hiểm, thiếu chuyên nghiệp tàu Trung Quốc đang di chuyển bình thường, dẫn đến va chạm".
Bãi Cỏ Mây là thực thể nửa nổi nửa chìm trên Biển Đông và hiện do Philippines kiểm soát. Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với thực thể này.
Quân đội Philippines sử dụng tàu chiến cũ nát BRP Sierra Madre ủi vào bãi Cỏ Mây từ năm 1999 và biến nó thành tiền đồn để duy trì hiện diện. Trên tàu có đơn vị thủy quân lục chiến đồn trú và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền.
Vũ Anh (Theo Reuters)
Thống đốc bang Washington ngày 1/11 cho biết ông đã huy động một số thành viên Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ trực chiến sau khi có thông tin cũng như lo ngại khả năng xảy ra bạo lực liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024.
Cánh vũ trang của Hamas tuyên bố khoảng 50 con tin bị nhóm này giam ở Dải Gaza đã chết do những cuộc không kích của Israel.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được hàng chục quả lựu đạn đá cổ trong kho vũ khí dọc Vạn Lý Trường Thành.
Khi tiếng nổ vang lên và đạn bay qua nhà Tamir Erez ở Mefalsim gần biên giới Dải Gaza, ông liên tục tự hỏi 'quân đội Israel đang ở đâu?'.
Ngày 11/10, phát biểu trong chuyến thăm Berlin (Đức) nhằm đề nghị hỗ trợ quân sự, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã bày tỏ hy vọng xung đột với Nga sẽ kết thúc vào năm tới.
Anh sẽ tiến hành các cuộc trấn áp quy mô lớn và trục xuất hơn 14.000 người tị nạn trong 6 tháng tới.
Ukraine có thể dùng F-16 trong chiến dịch hiệp đồng nhằm chiếm ưu thế trên không cục bộ thay vì toàn chiến trường, từ đó tạo đột phá.
Kịch bản ông Trump đắc cử nhiệm kỳ hai đang phủ bóng hội nghị thượng đỉnh G7, khi cựu tổng thống gần đây có những bình luận gây lo ngại.
Quân đội Israel thông báo tập kích hơn 20 mục tiêu cánh tài chính của Hezbollah, trong đó có một hầm chứa hàng chục triệu USD tiền mặt và vàng.